Menu Close

4 điều quan trọng không ai nói bạn biết

Ngẫm nghĩ cũng hơi buồn và rất lạ lùng rằng không ai nhắc tới những điều này cho những người mới bắt đầu vào nhiếp ảnh. Thường thì khi bạn mới bước vào bộ môn chụp hình, bạn phải tự mò ra những điều này, và bạn sẽ “khỏe hơn” nếu có người mách bảo cho bạn những điều đó. Những tay mới bắt đầu nhiếp ảnh, có thể tìm kiếm rất nhiều kiến thức về loại máy DSLR nào để mua, loại ống kính nào để mua, làm sao để setup đèn đuốc v.v… Nhưng lại có những điều khác mà không ai bao giờ nhắc tới – có lẽ vì những điều này quá hiển nhiên đối với hầu hết những tay có kinh nghiệm, và họ quên là những điều này lại làm cho các beginners rất ngạc nhiên.

Nhiếp ảnh khó học

Máy ảnh là một sản phẩm khoa học và kỹ thuật hiện đại, với rất nhiều nút bấm và nút xoay. Ðể có thể điều khiển cách tạo hình của nó, bạn cần phải học cách dùng nó với ít nhất một trình độ kỹ xảo nào đó. Rồi còn mặt nghệ thuật của nhiếp ảnh nữa: bố cục, cảm xúc, lấy khung, kể lại câu chuyện. Quá nhiều yếu tố để học, cả hai về kỹ thuật và nghệ thuật.

Bỏ ra $3,500 để mua cái máy DSLR mới và ống kính ngon lành không có nghĩa là nó sẽ làm cho bạn thành một photographer giỏi. Máy ảnh của bạn là một dụng cụ, và bạn cần phải đầu tư hàng ngàn giờ vào việc học cách dùng máy ảnh. Nếu bạn lười đọc sách, xem videos học hỏi, và đi ra ngoài hết ngày này tới lượt khác để tập chụp, thì tốc độ tiến bộ của bạn sẽ chỉ tối thiểu.

Sa mạc vào chiều, Namibia, Châu Phi.  Photo: Andy Nguyễn
Sa mạc vào chiều, Namibia, Châu Phi. Photo: Andy Nguyễn

Đồ nghề nhiếp ảnh rất nặng

Những ống kính tốt có nhiều miếng kiếng với phẩm chất quang học cao, và kết quả là chúng có thể khá nặng. Ðến khi bạn có hai ba ống kính loại tốt, và thân máy DSLR và những phụ tùng khác, bộ đồ nghề của bạn có thể dễ dàng cân nặng 5 kí-lô (11 lbs.) hoặc hơn. Có càng nhiều đồ nghề thì bạn sẽ phải khiêng theo càng nhiều với bạn.

Phải mất nhiều thời gian mới thành thạo

Khi bạn mới có máy ảnh và đồ nghề mới, lúc đó bạn rất vui và hứng thú, cho nên sẽ chụp rất nhiều hình. Qua một thời gian, cuối cùng bạn có thể sẽ nản chí với những tấm ảnh của bạn, so với những tấm ảnh bạn thấy trên mạng, và một trong hai chuyện sẽ xảy ra. Kết quả có thể xảy ra nhất là bạn sẽ bỏ cuộc vì nó quá khó. Và kết quả thứ nhì là bạn sẽ cố gắng càng nhiều hơn để học hỏi, đọc sách thêm, hay gia nhập một hội nhiếp ảnh, hay ghi tên học một workshop.

Cú nhảy liều lĩnh, Blue Lagoon, Port Antonio. Photo: Andy Nguyễn
Cú nhảy liều lĩnh, Blue Lagoon, Port Antonio. Photo: Andy Nguyễn

Mạng xã hội không giúp gì bạn

Khi bạn mới bắt đầu share ảnh của bạn trên Facebook, bạn bè và gia đình của bạn sẽ “like” ảnh của bạn. Ðó là vì họ thích bạn và muốn “lấy lòng” bạn. Khi bạn nhận những cái “likes”, đó sẽ là một dạng hài lòng ngay tức khắc và rất có thể sẽ gây cho bạn một cơn nghiện.

Một vấn đề lớn với mạng xã hội là hầu hết những người xem ảnh của bạn không phải là photographers. Họ không thể “còm men” cho bạn những lời khuyên hữu ích về kỹ thuật hoặc bình phẩm về ảnh của bạn. Nếu tất cả bạn muốn là được nhiều likes, thì điều đó sẽ có một ảnh hưởng vào quá trình bạn học và tiến bộ trong nhiếp ảnh.

Kết luận

Một số điều nói trên có vẻ hoàn toàn hiển nhiên, và có thể bạn sẽ không đồng ý với nó. Nhưng một điều chắc chắn là học hỏi một ‘nghề’ đòi hỏi rất nhiều công phu, và bạn học càng lâu thì càng có thêm nhiều điều để học. Tuy nhiên, còn thêm một bí quyết nữa tôi muốn chia sẻ với bạn: Nếu bạn bỏ công miệt mài học hỏi và tự thúc đẩy mình, bạn sẽ giỏi. Một khi bạn nắm vững những kỹ thuật căn bản và hiểu biết về dụng cụ của bạn, bạn sẽ có cơ hội để “have fun” và thử những ý kiến sáng tạo, thí nghiệm với một vài khái niệm thật.. ngầu.

Một tip nho nhỏ cuối cùng – Tất cả mọi người đều bắt đầu ở chính xác cùng một điểm – là beginning đấy!

Cảnh đỉnh, Manuel Antonio. Photo: Andy Nguyễn
Cảnh đỉnh, Manuel Antonio. Photo: Andy Nguyễn

AN