Nếu bạn là người thích chụp hình, khi bạn nhìn vào ống nhắm của máy ảnh, bạn sẽ thấy cảnh vật khác hẳn với khi nhìn bằng mắt thường của bạn. Ngay cả với những máy ảnh số căn bản nhất trên thị trường ngày nay, bạn vẫn có thể tạo ảnh khi bạn không thể nhìn thấy với mắt của bạn. Hiểu được cách máy ảnh của bạn “nhìn thấy” khác với mắt của bạn sẽ giúp bạn trở thành một tay ảnh sáng tạo hơn.
Sau đây là năm cách mà máy ảnh của bạn nhìn cảnh vật khác với mắt của bạn.
- Khung
Mọi tấm ảnh đều được bao bọc bởi một khung; bốn cạnh và bốn góc. Bạn không hề thấy những sinh hoạt đời thường của bạn với những sự gò bó đó. Ðể học cách tạo những tấm ảnh có bố cục hay có nghĩa bạn phải làm việc trong giới hạn ranh giới của khung đó và tận dụng nó tối đa.
Ðừng xem khung đó như một sự bó buộc, mà thay vào là một cơ hội để nâng cao và chia sẻ tay nghề. Lấy khung chủ thể của bạn một cách cẩn thận. Chọn kỹ lưỡng những gì để lấy vào và những gì để loại ra, vì lẽ đó, khung của bạn chỉ cho thấy những gì bạn muốn cho thấy.

- Zoom
Nếu bạn không đạt được một bố cục đúng như ý của bạn, bạn có thể nghĩ đến chuyện thay ống kính khác hoặc zoom xa hơn hay rộng hơn. Ðây là một chuyện mà mắt thật của chúng ta không thể làm. Muốn thấy được chi tiết rõ thì bạn phải nhích tới gần, và muốn nhìn thấy toàn cảnh rộng thì bạn phải thụt lùi ra xa.
Khi zoom ống kính sẽ cho máy ảnh của bạn khả năng đứng cố định một chỗ mà vẫn thấy một cảnh rất rộng hoặc một cảnh rất hẹp.

- Focus
Một trong những thứ trước tiên tôi học sau khi mua máy ảnh Nikon đầu tiên là tầm quan trọng của focus (lấy rõ nét). Từ lúc tôi mới học cách lấy nét trong máy ảnh, tôi đã phải bắt đầu đeo kiếng đọc sách để có thể thấy rõ những thứ gần tôi.
Nếu cặp mắt của bạn còn tốt, bạn không bao giờ nghĩ về khả năng lấy nét của chúng; liên tục và không chần chừ. Khi chụp hình, bạn cần học cách lấy nét với ống kính của bạn để những yếu tố quan trọng nhất trong bố cục được rõ. Ðôi khi đó cũng là quyền lựa chọn của người chụp để tạo một tấm ảnh hơi mờ mờ ảo ảo, nhưng nói chung, một tấm ảnh rõ nét sẽ thu hút tia mắt của người xem đến phần quan trọng nhất của bức ảnh.
- Chiều sâu trường cảnh
Lại thêm một lãnh vực của nhiếp ảnh mà mắt của bạn không làm được một cách tự nhiên. Nếu mắt bạn tốt, bạn sẽ thấy hầu hết tầm nhìn của bạn rõ nét. Dùng máy ảnh của bạn để điều khiển bao nhiêu phần được rõ nét trong khung ảnh của bạn là một yếu tố sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật nhiếp ảnh.
Có nhiều yếu tố, khi kết hợp lại sẽ cho phép máy ảnh của bạn chụp được một số ảnh rõ nét và đôi khi lại không rõ. Những yếu tố này là ống kính của bạn và thông số khẩu độ của nó, kích thước của sensor, và mối quan hệ trong khoảng cách giữa máy ảnh của bạn, chủ thể, và hậu cảnh. Giải quyết sự cân bằng giữa những yếu tố này sẽ cho những tấm ảnh của bạn một phẩm chất mà bạn không bao giờ thấy với mắt thường. Vùng rõ nét trong một tấm hình được gọi là Depth of Field (hoặc DOF, hoặc chiều sâu trường cảnh).

- Vết nhòa của sự cử động
Thêm một kỹ thuật nhiếp ảnh có thể điều khiển độ nhòa trong ảnh của bạn là cách dùng tốc độ cửa chập. Dùng một tốc độ chậm để chụp một chủ thể đang di động có thể dẫn đến một điều gọi là vết nhòa của sự cử động.
Bạn có thể điều chỉnh độ nhòa của một chủ thể đang di động bằng cách điều khiển khoảng thời gian mở của cửa chập. Nếu bạn để cửa chập mở đủ lâu, bạn có thể làm những chủ thể di động “hô biến” trong khung ảnh.
Mắt thường của chúng ta sẽ không bao giờ thấy được điều này vì tấm ảnh được hình thành chỉ trong một khoảnh khắc.

AN