Là những người mê chụp hình, chúng ta luôn có khát vọng để mua đồ nghề mới, nghĩ rằng nó sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Ðiều này có thể đúng, nhưng chỉ cho tới một điểm nào thôi, vì nếu bạn không có đủ kiến thức, bạn sẽ không thể tận dụng được đồ nghề đó. Trong thời đại nhiếp ảnh số, tôi đã bắt đầu với chiếc máy Nikon D70 và 8 năm sau tôi vẫn còn dùng nó. Như có lẽ bạn cũng biết, sự phát triển về kỹ thuật tiến bước quá nhanh trong thời đại digital, cho nên một chiếc máy ảnh hạng tầm thường mà còn cũ 8 năm thì không khác gì một máy ảnh “ve-chai”, lỗi thời, xi-cà-que, cổ-lỗ-sĩ, v.v… so với một máy ảnh đời mới.
Nếu bạn tự hỏi, “Tôi có thể làm gì với một máy ảnh tầm thường?”, thì đây là một bài viết sẽ chứng minh rằng bạn có thể thực hiện những điều tốt đẹp và trở thành một người chụp hình giỏi với máy ảnh riêng của bạn. Có nhiều nhiếp ảnh gia chụp được những tấm hình ngoạn mục với máy ảnh film, những người như: Andreas Feininger, Henri Cartier-Bresson, Eve Arnold, v.v.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng máy ảnh của họ là những máy tối tân nhất trong thời đó. Nhưng điểm tôi muốn nói là ngay cả trong thời nay họ vẫn có thể cạnh tranh với bất cứ ai sở hữu một máy ảnh hiện đại bởi vì làm chủ một máy ảnh tối tân nhất không hẳn bảo đảm sẽ có tầm nhìn tốt hơn.
Tôi sẽ cho các bạn một vài bí quyết và mẹo vặt để làm thế nào chụp được hình đẹp hơn và vượt qua sự trở ngại khi không có trong tay đồ nghề hiện đại nhất.
- Đọc
Việc quan trọng nhất bạn có thể làm là đọc (cẩm nang, sách, internet…). Nhiều người bỏ bước này và nghĩ rằng họ sẽ tiến bộ chỉ bằng sự thực tập. Thật ra thì bạn cũng phải thực tập, nhưng trừ phi bạn học lý thuyết trước, bạn sẽ không có cách nào thực tập một cách hữu hiệu.
Thí dụ, nếu bạn đọc một bài viết về tốc độ cửa chập và khẩu độ, bạn sẽ dễ hiểu phần kỹ thuật hơn và rồi áp dụng kiến thức đó, thay vì tự mò tất cả một mình.
- Rành đồ nghề
Bạn vừa mới mua máy ảnh đầu tiên và nó đi kèm với một ống kính ‘kit lens’. Nhưng trước khi đi mua một ống kính mới, bạn phải học những kỹ thuật căn bản. Bạn có thể dùng ống kính kit lens cho nhiều thể loại ảnh, từ chụp phong cảnh cho đến chân dung.
Tôi đã chụp hơn 150,000 tấm hình với kit lens của tôi trước khi mua một ống kính thứ nhì, và tôi đã học rất nhiều điều hữu ích. Nếu bạn chụp chân dung, tiêu cự 35mm có thể lấy bokeh đẹp với khẩu độ cỡ f/4. Tiêu cự này rất thích hợp vì nó không quá rộng để khỏi làm mặt bị bóp méo, và bạn sẽ được nhiều ánh sáng hơn khi chụp cùng ống kính ở tiêu cự 55mm và khẩu độ f/5.6.
- Biết mua món gì
Mua đồ nghề có thể là một chuyện khó khăn khi bạn không đủ tiền mua những dụng cụ mắc mỏ. Tôi đang nói từ khía cạnh của một nhiếp ảnh gia chụp chân dung. Ống kính của tôi là (và vẫn còn) ống 35mm f/1.8. Nếu bạn muốn bokeh đẹp ở giá rẻ, đây là một sự lựa chọn đúng. Tôi vẫn còn thăm dò với ống kính này và tôi luôn luôn khám phá những khía cạnh mới.
- Kiến thức trên Đồ nghề
Kế tiếp, tôi sẽ trình bày một vài lý luận nói lên tại sao dụng cụ tốt hơn không hẳn làm bạn trở nên một người chụp hình giỏi hơn, và tại sao kiến thức có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn về đồ nghề.
Dĩ nhiên đa số ai cũng muốn mua đồ nghề mới, nhưng họ cần phải học tận dụng tối đa những gì họ đã có. Ðiều tốt nhất bạn có thể làm (nếu bạn là người mới bắt đầu), là mua một máy ảnh hạng “vỡ lòng” và một ống kính prime. Gắn bó với bộ này và thử xem nếu bạn có thể sáng tạo với cái nhìn mới mỗi lần bạn ra ngoài chụp hình.
Thoạt đầu, tôi đâu có biết dùng manual mode. Nhưng bạn có nghĩ mua một máy ảnh tốt hơn sẽ giúp bạn nhiều với điều này? Dĩ nhiên không! Tôi phải đọc và hiểu mối liên hệ giữa ISO, tốc độ và khẩu độ ảnh hưởng mọi thứ trong một tấm ảnh.
AN