Tại sao một số bong bóng bay bổng được trong không khí nhưng một số lại rơi xuống đất? Sự khác biệt là thứ chất khí chứa bên trong.
– Bong bóng để trang trí trong các buổi party có chứa khí Helium. Helium nhẹ hơn không khí nên bong bóng bay lên được.
– Khi ta lấy hơi từ miệng thổi vào một bong bóng cho phồng to, bong bóng không bay lên được vì không khí ta thổi vào chứa nhiều carbon dioxid (CO2) hơn không khí thường, do đó nặng hơn nên rơi xuống đất.
– Khí Helium là loại khí không mùi, chiếm khoảng 7% khí thiên nhiên (natural gas).
– Những người thợ lặn sâu xuống đại dương cần một hỗn hợp khí helium và oxygen để thở.
– Helium sôi ở nhiệt độ rất thấp: -452 độ F (-269 độ C) và biến thành thể hơi.
– Helium được đặt tên theo một từ Hy lạp (helios) có nghĩa là mặt trời. Ký hiệu hoá học là He.
– Chất Helium lỏng rất lạnh và không màu, dùng trong kỹ thuật phóng phi thuyền vào không gian.
Được gọi là loại máy bay nhẹ hơn không khí (LTA craft = lighter-than-air craft). Phi đĩnh có một balloon chính chứa đầy khí helium và hai balloon bên trong gọi là ballonet để điều khiển cho phi đĩnh bay lên cao hoặc hạ xuống mặt đất, bằng cách đưa không khí vào hoặc đẩy không khí ra.

Cha đẻ của loại phi đĩnh là Trung úy Jean Baptiste Marie Meusnier (1754–93), đã trình bày bản vẽ về nguyên tắc hoạt động ngày 3 tháng 12 năm 1783. Năm sau, chiếc phi đĩnh đầu tiên bay lên cao được là do Jean-Pierre Blanchard thực hiện. Ông vượt qua eo biển English Channel năm 1785 trên một chiếc balloon có cánh quạt để làm sức đẩy và cái đuôi hình đuôi chim để lái.

Đã có một thời phi đĩnh được dùng làm phương tiện chuyên chở, nhưng dần dần được thay thế bằng các loại máy bay. Tuy nhiên, nó vẫn còn được sử dụng để làm phương tiện quảng cáo, quan sát, và các dịch vụ du lịch (như để du khách coi phong cảnh từ trên cao).
LZ 129 Hindenburg là chiếc phi đĩnh lớn nhất của Đức đóng năm 1936 để chuyên chở hành khách. Tàu dài 803 ft (245m), đường kính 135 ft (41m) với thể tích 200,000m khối, chứa được tối đa 72 hành khách và bay với tốc độ tối đa 85 mi/giờ (135 km/giờ). Nó đã vượt Đại Tây Dương 35 lần. Trong chuyến bay từ Đức đến New York vào tháng 5 năm 1937, Hindenburg bị thiệt hại vì hoả hoạn.
70 năm sau tai nạn nói trên, phi đĩnh lại một lần nữa bay lên bầu trời cũng bề thế không kém. Đó là chiếc Bullet 580, dài 235 feet, bán kính 65 ft có thể đưa một trọng lượng 2,000 lbs lên độ cao 20,000 ft. Phi đĩnh được bao phủ bằng vật liệu mỏng nhưng bền hơn thép gấp 10 lần. Để lên cao, phi đĩnh dùng một hệ thống có 7 túi chứa helium. Hydrogen được dùng trong các phi đĩnh vào thập niên 1920, 1930 vì lúc đó helium rất đắt tiền.