[:en]Cố Thượng Nghị Sĩ John McCain (1936-2018) có biệt danh là Maverick (ngựa chứng) vì bản tánh ông không thích theo bầy đàn, chuộng tư duy độc lập dẫu nhiều khi việc đó dẫn đến hậu quả không hay. Điều này không khó hiểu nếu ta biết Mẹ ông là mẫu người như thế nào.

Bà Roberta Wright McCain, năm nay vừa đúng 106 cái Xuân xanh, nổi danh là một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, và đã có ảnh hưởng rất nhiều đến người con trai của bà sau này là Thượng Nghị Sĩ. Bà và người chị em sinh đôi Rowena Wright ra đời năm 1912 tại Muskogee, một thành phố hạng trung tại tiểu bang Oklahoma miền Nam nước Mỹ. Vào thập niên 1910 Muskogee có dân số khoảng 25,000 người và là chốn thị tứ khá nhộn nhịp. Cha của bà, ông Archibald Wright, làm giàu bằng nghề “wild-catter”, tên gọi những người mạo hiểm chuyên đi tìm dầu lửa ở những nơi không ai nghĩ có mỏ dầu. Sau khi đã có bộn tiền, Archibald thôi việc, ở nhà nuôi con và dẫn gia đình đi du lịch khắp nơi, xem thế giới tự nhiên như một ngôi trường khổng lồ. Thời đó việc đi lại không thuận tiện như ngày nay, nhưng những chuyến du ngoạn ấy đã giúp hai chị em Roberta và Rowena làm quen với lối sống phiêu bồng. Cái máu phiêu lưu của John McCain nhiều phần đến từ Mẹ và ông Ngoại là vậy.
Ðầu thập niên 1930, khi còn là sinh viên tại đại học University of Southern California (USC), Roberta tình cờ gặp chàng Thiếu uý Hải Quân bảnh trai John “Jack” McCain Jr và đem lòng yêu mến. Mẹ của Roberta, bà Myrtle Fletcher, không ưng chuyện con mình mê một tên thủy thủ rày đây mai đó nên cấm không cho anh chàng kia bén mảng tới nhà. Thay vì nghe lời cha mẹ, Roberta quyết định đi theo tiếng gọi của con tim. Một cuối tuần nọ đôi trẻ đột nhiên bỏ trốn sang Tijuana, Mexico (để làm gì chỉ có họ biết), nhưng Roberta vẫn quay về trường kịp ngày Thứ Hai tuần sau để hoàn tất bài thi.

Sau này khi đã lập gia đình với “Jack”, hai vợ chồng thực sự bắt đầu một cuộc sống rong ruổi vì lúc ấy John McCain Jr đã là một sĩ quan Hải Quân, không thể bám trụ một nơi nào quá lâu. John McCain III ra đời năm 1936 tại Panama Canal Zone (vùng đất thuộc về Hoa Kỳ ở Panama) và theo chân cha mẹ chu du khắp nơi. Tuổi thơ ông được đánh dấu bởi những chuyến du hành dài ngày mà ngày nay ta thường gọi là “road trip”. Thay vì chỉ cho con đi học như những đứa trẻ bình thường, bà Roberta còn mở mang tầm mắt con mình qua những chuyến viếng thăm các địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh, bảo tàng nghệ thuật, nhà ở của các nhân vật quan trọng và nhiều thứ khác.
Không như đa số phụ nữ cùng thời, Roberta McCain là một người đàn bà không thích bị gò bó bởi xã hội do đàn ông làm chủ. Hai chị em bà ưa xách xe đi chơi xa, kể cả khi đã lớn tuổi và có gia đình. Thường là Rowena cầm tay lái, Roberta coi bản đồ. Họ từng chu du khắp Âu Châu, Phi Châu, Á Châu theo phong cách dân bụi. Khách sạn họ ở chỉ cần có đèn điện và nước nóng. Hai người đi chơi theo kiểu tằn tiện, có khi mỗi ngày chỉ xài $5. Năm bà Roberta 90 tuổi bà vẫn còn nhanh nhẹn, mạnh khoẻ. Trong một chuyến đi Pháp, người ta không cho bà mướn xe vì thấy bà đã lớn tuổi. Thế là bà mua luôn một chiếc Peugeot để tự lái đi khắp nơi. Xong việc bà gởi chiếc xe ấy về Ðông Mỹ để … lái tiếp sang California thăm cô cháu gái. Bản tính của Mẹ ông McCain là như vậy. Thành thử vô tình hay cố ý, bà đã hun đúc trong các con mình, nhất là cậu bé Johnny, tánh khí phiêu lưu mạo hiểm của mình và Bố mình.
Còn cha của John, tức John “Jack” McCain Jr, khi còn là sinh viên tại Học Viện Hải Quân chỉ đứng hạng bình. Ông Nội của ông, John McCain Sr, cũng vậy. Thế mà về sau cả hai đều làm lên đến chức đô đốc. Giống như Bố và ông Nội, John McCain III cũng không xuất sắc lắm về mặt học vấn. Ðã vậy ông còn là con ngựa chứng bất kham, không tuân quy củ và nổi tiếng là dân chơi bay bướm. Sinh viên Học Viện Hải Quân mỗi khi làm gì sai quấy là bị trừ điểm hạnh kiểm, ai bị trừ 100 điểm sẽ bị đuổi học. McCain lại là tên chuyên môn đầu têu những trò phá phách nên thường xuyên bị điểm trừ. Chàng đã rất nhiều lần rủ rê đám sinh viên mệnh danh “Bad Bunch” leo tường trốn ra ngoài để… đi nhậu và cua gái! Một lần nọ kế hoạch bị bể, McCain tưởng sẽ bị trừ đến 30 điểm. May sao một sinh viên khác đã đứng ra làm “Lê Lai cứu chúa”, nhờ vậy McCain mới không bị đuổi. Cuối cùng McCain cũng tốt nghiệp Học Viện Hải Quân năm 1958, nhưng bị xếp hạng gần chót (894 trên 899) mặc dù là người có chỉ số thông minh khá cao.

Tuy không ra trường ưu hạng nhưng McCain rất được đồng bạn nể phục vì ông luôn luôn sẵn sàng bảo vệ những binh sĩ đồng khoá bị lớp trên hà hiếp. Tánh khí bất khuất và khả năng lãnh đạo của ông đã thể hiện ngay từ khi còn trẻ. Cho nên lúc bị CSBV bắt làm tù binh McCain vẫn chứng nào tật nấy, không biết sợ uy quyền là gì. Có lần ông đã chửi thẳng vào mặt đám cai tù, mạt sát chúng hết lời để rồi bị đánh đập tàn bạo. Tuy nhiên hành động dũng cảm của McCain (có người cho là điên rồ) đã giúp nâng cao tinh thần của các tù binh rất nhiều.
Trong thời gian 5 ½ năm John nằm ở Hoả Lò, Mẹ ông giảm hẳn những chuyến đi chơi xa vì hoàn cảnh không cho phép. Phần mình, McCain đã nhiều lần từ chối được thả về sớm. Tù binh Mỹ lúc đó có một luật bất thành văn là ai vào trước ra trước, trừ phi tất cả được thả cùng một lúc. Ðây là trường hợp hiếm hoi McCain đã tuân thủ quy luật mặc dù đang mang thương tật và bị tra tấn hết sức dã man.

Sau này lúc John McCain ra ứng cử Thượng Viện, Mẹ ông là người luôn đi theo để vận động và ủng hộ cho con mình hết mực. Khi McCain tranh cử Tổng thống năm 2008, nhiều người chỉ trích rằng ông đã quá già. Bà Roberta trả đũa:
“Con tôi mới 71 tuổi, tôi đây cũng 90 thôi chứ mấy. Thành thử lúc nào nó cũng muốn đưa tôi ra trước mọi người để khoe cái gen trường thọ của gia đình này.”
Về phần mình, ông McCain tuyên bố:
“Mẹ tôi là người dạy tôi phải tự tìm lấy những niềm vui nho nhỏ trong đời sống; đừng bao giờ để những chuyện không may cướp đi hạnh phúc bình thường của mình.”
Ngày 1/9/2018 bà Roberta McCain, dù đi đứng chậm chạp hơn xưa, đã có mặt tại National Cathedral ở Washington D.C. để dự tang lễ đứa con ngang tàng của mình. Nghe nói lần này bà không tự lái xe mà đi bằng máy bay.

IB
[:vi]Cố Thượng Nghị Sĩ John M
Cố Thượng Nghị Sĩ John McCain (1936-2018) có biệt danh là Maverick (ngựa chứng) vì bản tánh ông không thích theo bầy đàn, chuộng tư duy độc lập dẫu nhiều khi việc đó dẫn đến hậu quả không hay. Điều này không khó hiểu nếu ta biết Mẹ ông là mẫu người như thế nào.

Bà Roberta Wright McCain, năm nay vừa đúng 106 cái Xuân xanh, nổi danh là một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, và đã có ảnh hưởng rất nhiều đến người con trai của bà sau này là Thượng Nghị Sĩ. Bà và người chị em sinh đôi Rowena Wright ra đời năm 1912 tại Muskogee, một thành phố hạng trung tại tiểu bang Oklahoma miền Nam nước Mỹ. Vào thập niên 1910 Muskogee có dân số khoảng 25,000 người và là chốn thị tứ khá nhộn nhịp. Cha của bà, ông Archibald Wright, làm giàu bằng nghề “wild-catter”, tên gọi những người mạo hiểm chuyên đi tìm dầu lửa ở những nơi không ai nghĩ có mỏ dầu. Sau khi đã có bộn tiền, Archibald thôi việc, ở nhà nuôi con và dẫn gia đình đi du lịch khắp nơi, xem thế giới tự nhiên như một ngôi trường khổng lồ. Thời đó việc đi lại không thuận tiện như ngày nay, nhưng những chuyến du ngoạn ấy đã giúp hai chị em Roberta và Rowena làm quen với lối sống phiêu bồng. Cái máu phiêu lưu của John McCain nhiều phần đến từ Mẹ và ông Ngoại là vậy.
Ðầu thập niên 1930, khi còn là sinh viên tại đại học University of Southern California (USC), Roberta tình cờ gặp chàng Thiếu uý Hải Quân bảnh trai John “Jack” McCain Jr và đem lòng yêu mến. Mẹ của Roberta, bà Myrtle Fletcher, không ưng chuyện con mình mê một tên thủy thủ rày đây mai đó nên cấm không cho anh chàng kia bén mảng tới nhà. Thay vì nghe lời cha mẹ, Roberta quyết định đi theo tiếng gọi của con tim. Một cuối tuần nọ đôi trẻ đột nhiên bỏ trốn sang Tijuana, Mexico (để làm gì chỉ có họ biết), nhưng Roberta vẫn quay về trường kịp ngày Thứ Hai tuần sau để hoàn tất bài thi.

Sau này khi đã lập gia đình với “Jack”, hai vợ chồng thực sự bắt đầu một cuộc sống rong ruổi vì lúc ấy John McCain Jr đã là một sĩ quan Hải Quân, không thể bám trụ một nơi nào quá lâu. John McCain III ra đời năm 1936 tại Panama Canal Zone (vùng đất thuộc về Hoa Kỳ ở Panama) và theo chân cha mẹ chu du khắp nơi. Tuổi thơ ông được đánh dấu bởi những chuyến du hành dài ngày mà ngày nay ta thường gọi là “road trip”. Thay vì chỉ cho con đi học như những đứa trẻ bình thường, bà Roberta còn mở mang tầm mắt con mình qua những chuyến viếng thăm các địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh, bảo tàng nghệ thuật, nhà ở của các nhân vật quan trọng và nhiều thứ khác.
Không như đa số phụ nữ cùng thời, Roberta McCain là một người đàn bà không thích bị gò bó bởi xã hội do đàn ông làm chủ. Hai chị em bà ưa xách xe đi chơi xa, kể cả khi đã lớn tuổi và có gia đình. Thường là Rowena cầm tay lái, Roberta coi bản đồ. Họ từng chu du khắp Âu Châu, Phi Châu, Á Châu theo phong cách dân bụi. Khách sạn họ ở chỉ cần có đèn điện và nước nóng. Hai người đi chơi theo kiểu tằn tiện, có khi mỗi ngày chỉ xài $5. Năm bà Roberta 90 tuổi bà vẫn còn nhanh nhẹn, mạnh khoẻ. Trong một chuyến đi Pháp, người ta không cho bà mướn xe vì thấy bà đã lớn tuổi. Thế là bà mua luôn một chiếc Peugeot để tự lái đi khắp nơi. Xong việc bà gởi chiếc xe ấy về Ðông Mỹ để … lái tiếp sang California thăm cô cháu gái. Bản tính của Mẹ ông McCain là như vậy. Thành thử vô tình hay cố ý, bà đã hun đúc trong các con mình, nhất là cậu bé Johnny, tánh khí phiêu lưu mạo hiểm của mình và Bố mình.
Còn cha của John, tức John “Jack” McCain Jr, khi còn là sinh viên tại Học Viện Hải Quân chỉ đứng hạng bình. Ông Nội của ông, John McCain Sr, cũng vậy. Thế mà về sau cả hai đều làm lên đến chức đô đốc. Giống như Bố và ông Nội, John McCain III cũng không xuất sắc lắm về mặt học vấn. Ðã vậy ông còn là con ngựa chứng bất kham, không tuân quy củ và nổi tiếng là dân chơi bay bướm. Sinh viên Học Viện Hải Quân mỗi khi làm gì sai quấy là bị trừ điểm hạnh kiểm, ai bị trừ 100 điểm sẽ bị đuổi học. McCain lại là tên chuyên môn đầu têu những trò phá phách nên thường xuyên bị điểm trừ. Chàng đã rất nhiều lần rủ rê đám sinh viên mệnh danh “Bad Bunch” leo tường trốn ra ngoài để… đi nhậu và cua gái! Một lần nọ kế hoạch bị bể, McCain tưởng sẽ bị trừ đến 30 điểm. May sao một sinh viên khác đã đứng ra làm “Lê Lai cứu chúa”, nhờ vậy McCain mới không bị đuổi. Cuối cùng McCain cũng tốt nghiệp Học Viện Hải Quân năm 1958, nhưng bị xếp hạng gần chót (894 trên 899) mặc dù là người có chỉ số thông minh khá cao.

Tuy không ra trường ưu hạng nhưng McCain rất được đồng bạn nể phục vì ông luôn luôn sẵn sàng bảo vệ những binh sĩ đồng khoá bị lớp trên hà hiếp. Tánh khí bất khuất và khả năng lãnh đạo của ông đã thể hiện ngay từ khi còn trẻ. Cho nên lúc bị CSBV bắt làm tù binh McCain vẫn chứng nào tật nấy, không biết sợ uy quyền là gì. Có lần ông đã chửi thẳng vào mặt đám cai tù, mạt sát chúng hết lời để rồi bị đánh đập tàn bạo. Tuy nhiên hành động dũng cảm của McCain (có người cho là điên rồ) đã giúp nâng cao tinh thần của các tù binh rất nhiều.
Trong thời gian 5 ½ năm John nằm ở Hoả Lò, Mẹ ông giảm hẳn những chuyến đi chơi xa vì hoàn cảnh không cho phép. Phần mình, McCain đã nhiều lần từ chối được thả về sớm. Tù binh Mỹ lúc đó có một luật bất thành văn là ai vào trước ra trước, trừ phi tất cả được thả cùng một lúc. Ðây là trường hợp hiếm hoi McCain đã tuân thủ quy luật mặc dù đang mang thương tật và bị tra tấn hết sức dã man.

Sau này lúc John McCain ra ứng cử Thượng Viện, Mẹ ông là người luôn đi theo để vận động và ủng hộ cho con mình hết mực. Khi McCain tranh cử Tổng thống năm 2008, nhiều người chỉ trích rằng ông đã quá già. Bà Roberta trả đũa:
“Con tôi mới 71 tuổi, tôi đây cũng 90 thôi chứ mấy. Thành thử lúc nào nó cũng muốn đưa tôi ra trước mọi người để khoe cái gen trường thọ của gia đình này.”
Về phần mình, ông McCain tuyên bố:
“Mẹ tôi là người dạy tôi phải tự tìm lấy những niềm vui nho nhỏ trong đời sống; đừng bao giờ để những chuyện không may cướp đi hạnh phúc bình thường của mình.”
Ngày 1/9/2018 bà Roberta McCain, dù đi đứng chậm chạp hơn xưa, đã có mặt tại National Cathedral ở Washington D.C. để dự tang lễ đứa con ngang tàng của mình. Nghe nói lần này bà không tự lái xe mà đi bằng máy bay.

IB
cCain (1936-2018) có biệt danh là Maverick (ngựa chứng) vì bản tánh ông không thích theo bầy đàn, chuộng tư duy độc lập dẫu nhiều khi việc đó dẫn đến hậu quả không hay. Điều này không khó hiểu nếu ta biết Mẹ ông là mẫu người như thế nào.

Bà Roberta Wright McCain, năm nay vừa đúng 106 cái Xuân xanh, nổi danh là một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, và đã có ảnh hưởng rất nhiều đến người con trai của bà sau này là Thượng Nghị Sĩ. Bà và người chị em sinh đôi Rowena Wright ra đời năm 1912 tại Muskogee, một thành phố hạng trung tại tiểu bang Oklahoma miền Nam nước Mỹ. Vào thập niên 1910 Muskogee có dân số khoảng 25,000 người và là chốn thị tứ khá nhộn nhịp. Cha của bà, ông Archibald Wright, làm giàu bằng nghề “wild-catter”, tên gọi những người mạo hiểm chuyên đi tìm dầu lửa ở những nơi không ai nghĩ có mỏ dầu. Sau khi đã có bộn tiền, Archibald thôi việc, ở nhà nuôi con và dẫn gia đình đi du lịch khắp nơi, xem thế giới tự nhiên như một ngôi trường khổng lồ. Thời đó việc đi lại không thuận tiện như ngày nay, nhưng những chuyến du ngoạn ấy đã giúp hai chị em Roberta và Rowena làm quen với lối sống phiêu bồng. Cái máu phiêu lưu của John McCain nhiều phần đến từ Mẹ và ông Ngoại là vậy.
Ðầu thập niên 1930, khi còn là sinh viên tại đại học University of Southern California (USC), Roberta tình cờ gặp chàng Thiếu uý Hải Quân bảnh trai John “Jack” McCain Jr và đem lòng yêu mến. Mẹ của Roberta, bà Myrtle Fletcher, không ưng chuyện con mình mê một tên thủy thủ rày đây mai đó nên cấm không cho anh chàng kia bén mảng tới nhà. Thay vì nghe lời cha mẹ, Roberta quyết định đi theo tiếng gọi của con tim. Một cuối tuần nọ đôi trẻ đột nhiên bỏ trốn sang Tijuana, Mexico (để làm gì chỉ có họ biết), nhưng Roberta vẫn quay về trường kịp ngày Thứ Hai tuần sau để hoàn tất bài thi.

Sau này khi đã lập gia đình với “Jack”, hai vợ chồng thực sự bắt đầu một cuộc sống rong ruổi vì lúc ấy John McCain Jr đã là một sĩ quan Hải Quân, không thể bám trụ một nơi nào quá lâu. John McCain III ra đời năm 1936 tại Panama Canal Zone (vùng đất thuộc về Hoa Kỳ ở Panama) và theo chân cha mẹ chu du khắp nơi. Tuổi thơ ông được đánh dấu bởi những chuyến du hành dài ngày mà ngày nay ta thường gọi là “road trip”. Thay vì chỉ cho con đi học như những đứa trẻ bình thường, bà Roberta còn mở mang tầm mắt con mình qua những chuyến viếng thăm các địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh, bảo tàng nghệ thuật, nhà ở của các nhân vật quan trọng và nhiều thứ khác.
Không như đa số phụ nữ cùng thời, Roberta McCain là một người đàn bà không thích bị gò bó bởi xã hội do đàn ông làm chủ. Hai chị em bà ưa xách xe đi chơi xa, kể cả khi đã lớn tuổi và có gia đình. Thường là Rowena cầm tay lái, Roberta coi bản đồ. Họ từng chu du khắp Âu Châu, Phi Châu, Á Châu theo phong cách dân bụi. Khách sạn họ ở chỉ cần có đèn điện và nước nóng. Hai người đi chơi theo kiểu tằn tiện, có khi mỗi ngày chỉ xài $5. Năm bà Roberta 90 tuổi bà vẫn còn nhanh nhẹn, mạnh khoẻ. Trong một chuyến đi Pháp, người ta không cho bà mướn xe vì thấy bà đã lớn tuổi. Thế là bà mua luôn một chiếc Peugeot để tự lái đi khắp nơi. Xong việc bà gởi chiếc xe ấy về Ðông Mỹ để … lái tiếp sang California thăm cô cháu gái. Bản tính của Mẹ ông McCain là như vậy. Thành thử vô tình hay cố ý, bà đã hun đúc trong các con mình, nhất là cậu bé Johnny, tánh khí phiêu lưu mạo hiểm của mình và Bố mình.
Còn cha của John, tức John “Jack” McCain Jr, khi còn là sinh viên tại Học Viện Hải Quân chỉ đứng hạng bình. Ông Nội của ông, John McCain Sr, cũng vậy. Thế mà về sau cả hai đều làm lên đến chức đô đốc. Giống như Bố và ông Nội, John McCain III cũng không xuất sắc lắm về mặt học vấn. Ðã vậy ông còn là con ngựa chứng bất kham, không tuân quy củ và nổi tiếng là dân chơi bay bướm. Sinh viên Học Viện Hải Quân mỗi khi làm gì sai quấy là bị trừ điểm hạnh kiểm, ai bị trừ 100 điểm sẽ bị đuổi học. McCain lại là tên chuyên môn đầu têu những trò phá phách nên thường xuyên bị điểm trừ. Chàng đã rất nhiều lần rủ rê đám sinh viên mệnh danh “Bad Bunch” leo tường trốn ra ngoài để… đi nhậu và cua gái! Một lần nọ kế hoạch bị bể, McCain tưởng sẽ bị trừ đến 30 điểm. May sao một sinh viên khác đã đứng ra làm “Lê Lai cứu chúa”, nhờ vậy McCain mới không bị đuổi. Cuối cùng McCain cũng tốt nghiệp Học Viện Hải Quân năm 1958, nhưng bị xếp hạng gần chót (894 trên 899) mặc dù là người có chỉ số thông minh khá cao.

Tuy không ra trường ưu hạng nhưng McCain rất được đồng bạn nể phục vì ông luôn luôn sẵn sàng bảo vệ những binh sĩ đồng khoá bị lớp trên hà hiếp. Tánh khí bất khuất và khả năng lãnh đạo của ông đã thể hiện ngay từ khi còn trẻ. Cho nên lúc bị CSBV bắt làm tù binh McCain vẫn chứng nào tật nấy, không biết sợ uy quyền là gì. Có lần ông đã chửi thẳng vào mặt đám cai tù, mạt sát chúng hết lời để rồi bị đánh đập tàn bạo. Tuy nhiên hành động dũng cảm của McCain (có người cho là điên rồ) đã giúp nâng cao tinh thần của các tù binh rất nhiều.
Trong thời gian 5 ½ năm John nằm ở Hoả Lò, Mẹ ông giảm hẳn những chuyến đi chơi xa vì hoàn cảnh không cho phép. Phần mình, McCain đã nhiều lần từ chối được thả về sớm. Tù binh Mỹ lúc đó có một luật bất thành văn là ai vào trước ra trước, trừ phi tất cả được thả cùng một lúc. Ðây là trường hợp hiếm hoi McCain đã tuân thủ quy luật mặc dù đang mang thương tật và bị tra tấn hết sức dã man.

Sau này lúc John McCain ra ứng cử Thượng Viện, Mẹ ông là người luôn đi theo để vận động và ủng hộ cho con mình hết mực. Khi McCain tranh cử Tổng thống năm 2008, nhiều người chỉ trích rằng ông đã quá già. Bà Roberta trả đũa:
“Con tôi mới 71 tuổi, tôi đây cũng 90 thôi chứ mấy. Thành thử lúc nào nó cũng muốn đưa tôi ra trước mọi người để khoe cái gen trường thọ của gia đình này.”
Về phần mình, ông McCain tuyên bố:
“Mẹ tôi là người dạy tôi phải tự tìm lấy những niềm vui nho nhỏ trong đời sống; đừng bao giờ để những chuyện không may cướp đi hạnh phúc bình thường của mình.”
Ngày 1/9/2018 bà Roberta McCain, dù đi đứng chậm chạp hơn xưa, đã có mặt tại National Cathedral ở Washington D.C. để dự tang lễ đứa con ngang tàng của mình. Nghe nói lần này bà không tự lái xe mà đi bằng máy bay.

IB
[:]