4:30 sáng, rời nhà. Một giờ sau, chúng tôi đã có mặt ở Space Coast. Parking chật kín chỉ còn vài chỗ trống.Trời tối mịt. Cả ngàn người tụ tập rải rác trên bãi biển. Tôi gặp Layton Grahm, một cư dân ở thị trấn Titusville từng là cựu nhân viên nhiều năm của NASA, ông bày tỏ: “Tôi có mặt từ lúc 4 giờ sáng. Nơi đây, tôi đã tiễn biệt chiếc Discovery lần cuối, và giờ là Endeavour. Thật khó diễn đạt cảm xúc vì những con tàu này gắn bó như một phần đời mình vậy”.

Titusville là một thị trấn nhỏ nằm dọc Space Coast -bờ biển miền Đông Florida, nơi có những giàn phóng phi thuyền được xây dựng hơn 40 năm trước đây khi NASA và Trung Tâm Không Gian Kennedy ra đời. Titusville và Quận Brevard đã phát triển với những chương trình Apollo thập niên 1960-70s, phi thuyền con thoi 1980-90s. Nền kinh tế của Titusville đã được chương trình không gian nâng đỡ bao năm nay. Thị trấn nhỏ này có đội ngũ kỹ sư và nhân viên kỹ thuật được huấn luyện và làm việc cho NASA nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ.
Trước khi được đắc cử tổng thống bốn năm về trước, ông Barack Obama đã đến Quận Brevard. Và hứa sẽ bảo vệ các chương trình không gian, đang bị đe dọa bởi sự cắt giảm chi phí của đương kim Tổng Thống Bush. Nhìn chung tình hình ngày nay, thì kết quả lại khác hẳn với những lời hứa “mật ngọt” của Obama. Dân số ở quận này đang dần thưa vắng bớt, nhiều cư dân đã dọn đi nơi khác, và kéo theo những cơ sở làm ăn của họ. Khi chương trình con thoi chấm dứt, 7,400 người đã bị sa thải việc làm ở Trung tâm Không gian. Tỷ lệ thất nghiệp ở Quận Brevard lên đến 11%. Người dân địa hạt Brevard đã phổ biến thành ngữ châm chế rằng: “Obama lied, Nasa died!”.
AP -Associated Press đưa tin. James Peek, 48 tuổi, chuyên viên thanh tra về kỹ thuật tàu con thoi. Peek là một trong 7,400 kỹ sư và công nhân tại Trung tâm Không gian Kennedy (Space Coast). Ông bị mất việc sau khi chương trình tàu con thoi Atlantis của NASA kéo dài 3 thập niên, và kết thúc vào tháng 7 năm 2011. Kể từ khi mất việc, ông đã ứng tuyển vào 50 công việc nhưng không được chọn. Ông phải chấp nhận những công việc thời vụ như làm nhân viên bảo vệ, hoặc lắp kính cửa sổ cho một khách sạn hạng sang tại Orlando (FL). Ông không có bảo hiểm y tế và phải tự trả 13,000USD khi nhập viện 3 ngày.

“The baby” của phi đội con thoi – Endeavour chễm chệ vinh quang trên lưng chiếc 747 (ảnh Đặng MỸ Hạnh)
Họ, những người đã từng có sự nghiệp viên mãn, mức lương cao, nay lại đang phải chật vật tìm việc. Cũng thep AP, trong khi chờ việc, nhiều người đã nhận làm tình nguyện viên cho KSC (Kennedy Space Center), tổ chức tour, hoặc là hướng dẫn viên lịch sử cho du khách đến thăm khu vực nhà lắp ráp tàu con thoi. Một số cư dân đến South Carolina lắp ráp máy bay, một số qua Afghanistan với tư cách là nhà thầu của chính phủ.Và một số khác phải chấp nhận những công việc lương thấp không tương xứng với trình độ kỹ thuật của mình, chỉ để có tiền. Nhiều người đã phải hạn chế chi tiêu và tiết kiệm tiền.
Những con tàu con thoi lịch sử trở thành niềm tự hào và gắn bó sâu sắc với cư dân địa hạt vùng này. Rất nhiều cư dân thuộc vùng Space Coast đã đến tiễn biệt tàu con thoi Endeavour lần cuối. Đa số họ đã từng là cựu nhân viên của NASA.
Theo trình tự thời gian, Endeavour là tàu thứ năm trong phi đội tàu con thoi được Hoa Kỳ sản xuất gồm: Discovery, Atlantis, Endeavour, Columbia và Challenger. Endeavour thay thế cho chiếc Challenger gặp nạn vào năm 1986, và khởi đầu sứ mạng vào không gian từ năm 1992.
Kể từ đó Endeavour đã bay được 25 lần, với tổng số 123 triệu dặm bay trong không gian và từng bay vòng quanh trái đất gần 4,700 lần. Nhiệm vụ phục vụ công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị cho trạm Không gian ISS (International Space Station).

6 giờ 30. Sớm, nhiệt độ đã 75 độ F. Tôi nhìn biển và trời, xám xịt một màu. Andy lại bảo phần trăm cancel chuyến bay sẽ rất thấp. Mấy tay airshow photographer cùng “tần số” nên đứng “tám” chuyện không ngớt. Toàn chuyện máy bay. Roger, một thượng sĩ về hưu, crazy, sưu tầm và chụp ảnh Không Vận, và thuộc vanh vách lịch trình bến đỗ của chiếc Endeavour. Bộ nhớ của tôi đang gắn “program” mấy chi tiết info của Roger. Lịch trình của phi thuyền Endeavour sau khi cất cánh từ Cape Caneveral (FL) sẽ được chở một vòng dọc theo Space Coast. Và rồi vòng qua Trung Tâm Không gian Kennedy Space Center, và trực chỉ về hướng Tây. Roger cho biết thêm là dọc theo tuyến đường từ Florida về California; Endeavour sẽ được “diễu hành” qua nhiều địa điểm nổi tiếng: Disneyworld (Florida), Johnson Space Center (Texas), White Sands (New Mexico), Edwards AirForceBase (California), và Hollywood (California) trước khi đáp xuống phi trường Los Angeles.
Endeavour, dẫu non trẻ hơn so với những con tàu đàn anh. Và vẫn phải nhập… viện bảo tàng của Trung Tâm Khoa Học California Science Center để dưỡng lão! Theo tin tức, do sải cánh của tàu con thoi Endeavour rộng, chính quyền Los Angeles buộc phải chặt bỏ 400 cây xanh, tạm dời hàng trăm bảng giao thông và cột điện thoại. Do đó, Trung tâm Khoa Học California hứa sẽ trồng 1.000 cây xanh để “đền bù” sự hy sinh này.
Sau khi tách ra khỏi Trạm Không gian quốc tế ISS (International Space Station). Endeavour của Hoa Kỳ đã bay hai vòng quanh ISS trước khi trở về trái đất vào sớm ngày 1 tháng 6, 2011, và đã kết nối với ISS trong 11 ngày sứ mệnh cuối, với nhiệm vụ mang hàng hóa và máy phát hiện chất tối có tên Alpha Magnetic Spectrometer-trị giá hai tỷ USD lên ISS. Các phi hành gia đã thực hiện bốn chuyến đi bộ để nâng cấp phòng thí nghiệm của trạm không gian.
Tôi nhìn đồng hồ, 7 giờ sáng. Và thư thả vác máy đi tác nghiệp. Cũng tại “địa chỉ” này, tôi chụp hình phóng sự chiếc Discovery. Cảm giác còn lưu lại là hình ảnh tàu con thoi Discovery được “thồ” trên lưng chiếc Jumbo 747, rồi bay gần sát trên đỉnh đầu. Kinh nghiệm, lần này tôi chỉ vác theo cái “baby lens” 300mm, cũng lấy đủ full frame ở khoảng cách gần.

Thượng sĩ Roger đang nói phone, vẻ quan trọng, báo: “Chuẩn bị đi, Endeavour đang trên đường từ KSC đến đó”. Andy bảo tay cựu thượng sĩ bạn mình lấy tin tức rất chính xác.
Đúng 7 giờ 22 phút. Mọi hướng nhìn háo hức về phía biển. Cặp chim sắt khổng lồ dần xuất hiện trên nền trời xám. “The baby” của hạm đội con thoi- Endeavour chễm chệ vinh quang trên lưng chiếc 747, và bất ngờ rẻ đường vòng lướt trên đỉnh đầu. Phi hành gia Key Hire, một cựu chuyên viên chế tạo phi thuyền của trung tâm KSC-người thực hiện chuyến bay cùng với Endeavour vào năm 2010 đã bày tỏ rằng: Ý nghĩ đầu tiên, với ông, đó là một con tàu tuyệt vời. Và dần là sự cảm nhận tự hào để chia sẻ Endeavour với thế giới.

Cư dân vùng biển Space Coast chiêm ngưỡng Endeavour trên vùng địa hạt Space Coast lần cuối (ảnh Đặng MỸ Hạnh)
Với những cư dân vùng biển Space Coast là được nhìn thấy tàu con thoi trên vùng địa hạt của mình, lần cuối. Và với Endeavour, đó là lời chào tạm biệt của 22 năm phục vụ. Hàng ngàn cư dân của Quận Brevard, xếp hàng dọc bãi biển phía Bắc, Pineda Causeway,dọc theo sông Indian River. Bằng những chiếc máy ảnh và máy quay phim cá nhân. Họ chỉ muốn tự mình ghi nhận lại khoảnh khắc đáng nhớ này.Và để bày tỏ niềm kính trọng với Endeavour trong chia tay lịch sử cuối cùng: 20 phút trên độ cao 1,500 feet.
“Goodbye Endeavour”, tôi lầm thầm.
SLS- Thế hệ mới của phi thuyền con thoi
Năm 2010, Tổng thống Obama đã ra nhiệm vụ cho NASA xây dựng kế hoạch đưa các phi hành gia đến một thiên thể gần nhất vào năm 2025.Và mục tiêu kế đến là sao Hỏa giữa những năm 2030. Ông William Gerstenmairer, phó giám đốc các hoạt động khám phá và thăm dò của NASA cho biết: tên lửa phóng hạng nặng thế hệ SLS (Space Launch System) sẽ vượt qua cả tên lửa Saturn V đã được sử dụng đưa các phi hành gia lên mặt trăng trong chương trình Apollo trước đây. Kỹ thuật khoa học tân tiến và sức mạnh vượt trội, tên lửa SLS khổng lồ sẽ giúp các nhà thám hiểm vượt qua giới hạn hiện nay.Và để khám phá những mục tiêu xa hơn như các thiên thạch, sao Hỏa, ngay cả khám phá dọc Hệ Mặt Trời. Dự kiến, chi phí sản xuất và mô hình đầu tiên của SLS vào khoảng 10 tỷ USD, và sẽ được phóng thử nghiệm đầu tiên vào năm 2017. NASA, với hy vọng tràn trề, tên lửa SLS sẽ đưa các phi hành gia lên vũ trụ vào năm 2021.Và, nếu như tên lửa SLS có thể đạt được mục tiêu 500 triệu USD/lần phóng. Đây chắc chắn sẽ là thiết bị thực hiện các chuyến tàu bay với mức chi phí rẻ hơn so với thế hệ tàu con thoi, đã ngốn hết 208 tỷ USD để thực hiện tổng số 135 chuyến bay (1.5 tỷ USD/lần phóng).

Hình ảnh cặp chim sắt khổng lồ lớn dần trong tầm mắt (ảnh Đặng MỸ Hạnh)
Theo đánh giá của giới chuyên gia, thành công lớn của chương trình phi thuyền con thoi là đưa viễn vọng kính Hubble lên không gian, và vận chuyển người và vật liệu xây dựng trạm ISS. Là “chìa khóa” mở thêm cổng vũ trụ trong tương lai. Theo chuyên gia John Logsdon, thẩm định chương trình phi thuyền con thoi đã gặp một số “thất bại”. Ngoài tai nạn của Challenger năm 1986, tàu Columbia năm 2003 cùng ngân sách quá tốn kém lên đến 208 tỷ USD. Nhưng với trạm không gian ISS, và với quyết định mới của Tổng Thống Obama sẽ bật đèn xanh cho chương trình thám hiểm sao Hỏa kể từ năm 2035. Thế nhưng, khó có thể phủ nhận thành tựu của phi thuyền con thoi, đó là một đóng góp lịch sử.
Lại thêm một lần “tiễn biệt” con tàu lịch sử. Tôi vẫn cảm giác chút ưu hoài, nuối tiếc. Phải chăng, trong dãi ngân hà, chỉ có một nền văn mình siêu việt của loài người? Tôi tự hỏi.
Nắng vừa lên. Mấy tay photographer tiếc rẻ là phải chi Endeavour bay trễ thêm chừng vài phút thì quá perfect!
www.hanhphoto.com