Menu Close

Bồn cầu (2)

Trong kỳ báo trước chúng ta đã tìm hiểu các bộ phận chính yếu và cách vận hành của bồn cầu. Dùng nhiều năm, bồn cầu nào cũng gặp trở ngại, nhưng chúng ta có thể tự sửa chữa được phần lớn, chỉ những trường hợp quá khó mới cần gọi thợ sửa. Dưới đây là mấy trường hợp thường gặp:

– Nước chảy hoài không ngưng, có thể vì:
– Sợi xích tuột khỏi nút nhấn, hoặc xoắn lại, làm cho van xả nước không đóng khít đúng vị trí.
– Mực nước trong bồn cao quá, nước cứ tiếp tục chảy vào ống ngừa nước tràn (overflow pipe).
– Van xả nước hư hoặc mòn nên đậy không khít lỗ.
– Phao bị nứt, ngấm nước.
– Nút nhấn lỏng, có thể do:

•-Dây xích nối bị tuột, không còn nối với nút nhấn.
•- Con ốc gắn nút nhấn bị lỏng: Xiết lại theo chiều trái với kim đồng hồ.
– Nước rỉ trên sàn nhà, có thể do:
•- Ống nước nối vào bồn, hoặc ốc nối bàn cầu xuống sàn nhà bị lỏng. 
•- Nước tích tụ hoặc “đổ mồ hôi – sweating” quanh bồn, có thể nhỏ giọt xuống sàn nhà.
•- Bồn bị nứt, nước nhỉ dần ra ngoài, nhỏ xuống đất.
•- Wax ring là một miếng đệm giữa nền nhà và bồn cầu bị khô vì lâu ngày, nên để rỉ nước ra. Thay wax ring phải gỡ cả bồn cầu ra.

– Bồn nghẹt không xả nước, có thể thông bằng cách dùng ống thụt (flange plunger). Trong trường hợp bồn cầu vẫn còn “ngoan cố” không thông, thường phải dùng đến dây thông (closet auger hoặc toilet auger).

alt


Dùng ống thụt

alt

Dùng dây thông

Cũng trong kỳ báo trước, chúng ta đã đề cập đến chuyện nhà tỷ phú sáng lập công ty Microsoft là Bill Gates gặp gỡ với các giới chức cao cấp nước Đức, mục đích không phải bàn chuyện chính trị mà tìm ra giải pháp mới đối với vấn đề vệ sinh ở các vùng nghèo khó trên thế giới. Dù đã có những thành tựu đáng kể về vấn đề này, nhưng 40% dân số trên thế giới (khoảng 2.5 tỷ người) vẫn không có phương tiện đúng cách để làm thoát đi chất thải của thân thể. Không thể cung cấp cho họ các loại bồn cầu kiểu Tây phương, vì số nước ở những khu vực đó vẫn còn hạn chế.

UNICEF (United Nations Children’s Fund – Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc) cho biết trên thế giới có ít nhất 1.2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy mỗi năm, lý do chính là vì tiếp xúc với phân người.

Hiện nay các nhà khoa học thuộc Cơ quan từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation đang thử nghiệm những dự án biến chế phân người. Một trong dự án đó là biến phân thành một loại sóng vi ba (microwave) có thể dùng làm nguồn năng lượng, hoặc biến các vi khuẩn sinh học trong chất thải thành phân bón.

Vì nguồn nước trên thế giới có giới hạn, cả hai tổ chức Gates Foundation and German Development Policy của chính phủ Đức đều hỗ trợ các dự án những cầu tiêu khô (dry toilets) không dùng nước để xả phân mà tách phân và nước tiểu riêng ra rồi làm khô lại.

Một phương pháp khác Gates Foundation xúc tiến tại Nam Phi là dùng nước tiểu của 400,000 người để làm ra phân bón nitrogen dưới dạng bột.

PN