Giải phẫu, hay mổ, mà không cắt là điều khó hình dung ra được. Ngay khi người ta dùng kỹ thuật được gọi là laparoscopic surgery tức là mổ mà không xẻ ra, thì người ta vẫn phải cắt một vết nhỏ trên da. Nhưng kỹ thuật mà trường đại học Michigan mới giới thiệu gần đây là mổ hoàn toàn không cắt vì việc giải phẫu được làm bằng chùm âm thanh. Chùm này sẽ đi xuyên qua da vào bên trong cơ thể thẳng tới điểm mà người ta muốn cắt. Kỹ thuật sóng âm thanh tập trung đã được sử dụng trong lãnh vực y khoa từ lâu, ví dụ như dùng để phá tan các viên sạn thận, mà người ta thường gọi là “bắn” sạn thận, Nhưng loại sóng âm thanh này chỉ có thể tập trung vào một điểm không nhỏ hơn vài milimet đường kính, vì vậy không thể dùng trong các cuộc giải phẫu tinh vi. Kỹ thuật mới của Michigan có thể tập trung sóng vào một điểm nhỏ cỡ 75/400 micrometer. Đó là kích thước của cỡ một tế bào, và nhờ đó nó sẽ không chạm tới các dây thần kinh. Nếu như vậy cũng có nghĩa là khi giải phẫu bằng sóng này, bệnh nhân sẽ không thấy đau. Để tạo ra sóng này, nguời ta dùng các kính đặc biệt để chuyển sóng tia laser thành sóng âm thanh có biên độ lớn.Âm thanh này có tần số cao gấp 10,000 lần loại âm thanh mà người ta nghe được. Khi tập trung vào mục tiêu, sóng này tạo ra các nhiễu loạn và những bong bóng cực nhỏ, và qua đó tạo ra áp lực dùng để cắt hay phá huỷ mục tiêu. Sóng này đã được dùng thử để phá các sạn thận, dưới hình thức nhiệt chứ không phải áp lực cơ học. Người ta cũng đã thử dùng sóng này cắt rời một cái trứng ung thư trong buồng trứng phụ nữ và khoan một lỗ nhỏ 150 micrometer trên một quả thận nhân tạo. Người ta tin rằng sắp tới kỹ thuật này sẽ được dùng để cắt các bướu, hay cắt các lớp mỡ đóng trong mạch máu hoặc mang thuốc điều trị tới một tế bào nào đó bên trong cơ thể.

Tế bào quang học
Trường đại học Stanford đã chế tạo thành công tế bào quang học cực mỏng và mềm dẻo bằng những vật liệu tiêu chuẩn. Loại này có thể được dán lên trên bất cứ bề mặt nào như thể là một sticker, hay nói đúng hơn là người ta dán lên đồ đạc giống như những miếng decal trang trí vậy. Hơn nữa, người ta có thể dán chúng lên mặt phẳng hay mặt cong đều dính được như nhau, kể cả trên kính, trên plastic, hay trên giấy… mà không làm giảm hiệu quả của chúng. Với tính năng này, chúng có thể được dán lên cell phone, cửa kính xe… Người ta còn thấy là giá thành loại này cũng rẻ hơn giá thành của loại panel điện mặt trời. Sáng chế này trong tương lai sẽ giúp ích rất nhiều cho các dụng cụ điện tử cầm tay, ví dụ có thể dùng để sạc điện cho điện thoại ở bất cứ nơi nào. Ngoài ra, kỹ thuật chế tạo tế bào quang học này cũng có thể áp dụng để làm ra các board điện tử với mạch in, làm giảm bề dầy của các máy móc điện tử.
