Menu Close

Làm lạnh bằng tia Laser

Một nhóm nghiên cứu của trường Nanyang Technological University (NTU) ở Singapore đã thành công trong việc sử dụng tia laser để làm lạnh chất bán dẫn Cadmium Sulfide. Kết quả của nghiên cứu này sẽ đưa tới việc phát triển những con chip cho máy computer có khả năng tự làm mát, hoặc những máy điều hoà nhiệt độ nhỏ gọn hơn, hiệu quả hơn và những loại tủ lạnh không tạo ra khí thải. Cadmium  Sulfide là một hợp chất vô cơ và là một loại bán dẫn thuộc nhóm II-IV thường được sử dụng trong các sắc tố để tạo ra màu vàng. Chất này cũng được sử dụng thành lớp mỏng ở các tế bào điện mặt trời, trong các bộ cảm ứng và trong ngành điện tử. Nhóm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Xiong Qihua của School of Physical and Mathematical Science và trường School of Electrical and Electronic Engineering, đã làm lạnh chất này bằng tia laser từ 68 độ F xuống -4 độ F. Kết quả của thí nghiệm này rất hữu ích trong tương lai.  Ví dụ con chip computer, hiện nay ngày càng mạnh hơn và cũng toả nhiệt nhiều hơn. Nếu không tìm ra kỹ thuật làm lạnh mới, việc phát triển các con chip sẽ bị chậm lại. Nhờ kỹ thuật mới này, máy computer không còn phải lệ thuộc vào các quạt làm nguội nữa mà giải quyết bằng cách hợp nhất hệ thống kiểm soát nhiệt bằng laser từ bên trong. Một ví dụ khác là máy chụp cắt lớp (MRI) sử dụng chất helium lỏng để làm nguội rất cồng kềnh, sẽ được thay thế với kỹ thuật làm lạnh bằng laser gọn gàng. Các máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh hay xe hơi cũng sẽ không còn cần máy nén (compressor) và chất làm lạnh nữa, và sẽ tiết kiệm được không gian cũng như năng lượng tiêu thụ.

alt


Viết biết …bắt lỗi chính tả

Kỹ thuật số đã xuất hiện khá lâu, và người ta dường như đã bắt đầu phụ thuộc vào chúng, ngay cả trong những công việc tế nhị như bắt lỗi chính tả. Gần đây LiveScribe đã chế tạo ra loại viết mang tên “Lernstift digital pen” được xem là cây viết trang bị kỹ thuật số được sử dụng cho thế kỷ 21. Viết này sẽ run lên để báo hiệu khi người viết đã viết sai chữ, hoặc trật văn phạm hoặc kỹ thuật viết không đúng. Lernstift, tiếng Đức có nghĩa là “learning pen”, được trang bị hệ điều hành Linux và có chứa các bộ phận điện tử của một smartphone. Tất cả nằm trong vỏ bọc bằng nhựa hay bằng nhôm. Viết có các bộ cảm ứng theo dõi các chuyển động của viết và phát hiện ra các sai lầm. Nếu một lỗi bị phát hiện, viết sẽ run lên để báo cho người sử dụng biết. Lernstift được vận hành theo 2 chế độ: một là Calligraphy mode trong đó nó sẽ báo hiệu khi sai về cách viết, và hai là Orthography Mode phát hiện các lỗi chính tả, run một lần, và văn phạm – run 2 lần. Bộ cảm ứng sẽ cho phép viết nhận ra việc viết ngay cả trong không khí, vì vậy nó có thể được sử dụng trong việc viết text message mà không cần bề mặt nào để viết lên đó. Tuy nhiên viết vẫn có một đầu viết bi bên trong.  Lernstift sẽ có 2 thế hệ. Thế hệ đầu dự trù là giữa năm 2013 với trang bị hệ thống cảm ứng chuyển động và hệ thống nhận ra chữ viết. Thế hệ thứ nhì vào năm 2014 sẽ có thêm bộ cảm ứng áp suất nhằm giúp trẻ em cầm viết và đè viết cho đúng cách. Một phần phát triển khác là sẽ có Wi-Fi để có thể chia sẻ dữ liệu. Công ty hiện còn đang tìm kiếm thêm nhà đầu tư và cho biết Lernstift sẽ có mặt trên thị trường vào Tháng 8 năm nay.

alt
alt