Tôi vào quán cà phê bà Hai, gọi:
– Cho ly bạc xỉu bà Hai Chào chú ba, bữa nay sao rầu rĩ dữ.
Ông Ba Nghịch, chừng sáu mươi – có đứa con trai bị nghiện ma túy, đang ở trại cai nghiện – hằn học:
– Bà mẹ nó, tao muốn đâm đầu xuống cầu chết mẹ nó cho rồi.
– Chuyện gì dzậy? Hôm qua tui thấy chú chở bả với thằng nhóc chạy đâu ngoài huyện, đi thăm thằng Thái hả?
– Ừ, định chở thằng cháu nội qua cho cha con nó gặp mặt, ai ngờ Chủ Nhật mà đâu có vô thăm được.
– Ủa, kỳ vậy?
– Họ ra thông báo đến lễ thăm luôn, chỉ được gởi đồ lại cho nó thôi.
– À , vậy là phải dzìa hả?
– Phải chi dzìa đặng thì đã thoát khỏi cái tức Ra tới Ngã Ba Tân Phong, tiện đường tao quyết định lên thành phố thăm thằng em. Lâu lâu cũng phải đi cho biết tí chút phố phường với người ta.
– Chú lì thiệt, từ Tân Phong lên thành phố cả trăm cây.
– Thằng em tao ở Tân Bình, trăm cây chắc luôn chớ gì nữa. Mẹ nó Bị một trận tức không chịu nổi.
Tôi vỗ vỗ vai ông già khi ngồi xuống ghế:
– Có chuyện gì vậy?
– Cứ thẳng đường, tao chạy. Qua Dầu Giây, ghé Trảng Bom uống nước cho nguội máy xe. Mười một giờ vô tới đầu địa phận thành phố, tao bị bọn giao thông chỉ gậy, tấp vô lề.
– Có sao không?
– Nó yêu cầu đưa giấy tờ xem, bảo là tao chạy lấn tuyến, tức là chạy lấn qua cái vạch rời đó. Tao biết nó nói vậy thì cũng đúng vì tao có chạy lấn thiệt, khi qua mặt cái thằng ba-gác chạy cà rề, nhưng qua xong là tao tấp vô lại ngay. Tao nghĩ nó cảnh cáo rồi cho đi, chứ phạt thì thất nhân quá. Tao đâu thiếu cái gì, bằng lái, cà-vẹc, bảo hiểm, chứng minh có đủ. Vậy mà thằng cảnh sát thu lấy cái bằng lái rồi đi khoảng năm sáu thằng cũng bị dính như tao đi tò tò theo. Trưa nắng chang chang, chẳng có cái quán nào để bà xã và thằng cháu có chỗ che nắng tao đi theo hỏi: “-Sao anh ?” Nó hỏi lại: “Ông xài bằng lái giả?” Tao nổi quạu, cự lại ngay: “Mắt anh bị gì mà nói đây là bằng giả?” Tao dám sừng sộ với nó vì tao đầy đủ giấy tờ, không thiếu món gì Giấy tờ thật mà ”

Bảo Huân
– Tay cảnh sát trừng mắt nhìn tao không nói rồi bỏ mặc tao đứng đó, tiếp tục làm việc với người khác. Tao thấy mấy thằng móc giấy tờ kèm một tờ trăm là đi. Một thằng nói nhỏ với tao: “Chung mà đi cho rồi chú ơi, cự không lại họ đâu “. Bà xã tao nghe nói cũng đành ngậm ngùi móc tờ giấy trăm
– Tưởng gì. Chuyện thường ngày ở huyện, bộ mới bị lần đầu hay sao mà đòi nhảy cầu?
– Không phải. Tức cái là vợ tao đưa tiền nó cũng không lấy. Nó nói dạo này bằng giả xuất hiện nhiều. Gặp trường hợp khả nghi phải đợi xác minh. Tao bực mình lớn tiếng với nó, nó đưa ngón tray trỏ chọt chọt lên trời: “Trển chỉ thị dzậy!”
– Tại ông cự nó.
– Tao cắn răng đưa thêm trăm nữa nó cũng không cầm. Nắng như đổ lửa, khói bụi đầy trời. Thằng cháu mếu khóc tao đành xuống nước năn nỉ, nó cũng không chịu, cứ chọt chọt ngón tay lên trời “Trển chỉ thị dzậy!” Tao nói thiệt, phải một mình tao, tao theo đến cùng.
– Thì nó thấy xe ông biển số tỉnh, thêm cái kẹt bả và cháu nên làm nư Rồi sao?
– Một thằng cò tới nói nhỏ với tao: “Cho tôi một trăm tôi lấy dùm cho.” Vậy là mất đứt ba trăm, đau không?
– Thiệt tình
– Chưa hết. Tao chạy một hơi đến chân cầu Sài Gòn, cái tức này còn ứ cổ thì lại gặp cái tức nghẹn họng khác.
– Gì nữa ?
– Cái bánh trước không dưng kêu cái xịt, xẹp lép, không còn một tí hơi, may mà tao chạy chậm nên hổng té, nếu không hổng chừng ba mống ra nghĩa địa với giun dế rồi Tấp vô lề nhờ vá. Thằng thợ móc cái ruột ra, hai lỗ đinh to bà chảng, không vá được, phải thay, thêm trăm tiền ruột xe. Vậy là bay đứt bốn trăm. Ói máu không?
– Giờ đâu cũng có trò rải đinh bất nhân này. Nhất là đường lên thành phố.
– Kiếm cái ăn đã chua, giờ phải đối phó với đủ loại cướp cạn, riết rồi chả biết phải bám vào cái gì để sống nữa.
– Thôi, qua rồi. Bỏ đi. Bốn trăm mà học được hai bài học, cũng rẻ.
– Rẻ gì? Chưa hết!
– Gì nữa?
– Bà mẹ nó. Lên chơi xong, lúc chiều về mưa tầm tã, đã vậy xe báo hết xăng, dừng lại quán bên đường. Trước quán có bọn bán xăng lẻ để mấy cục gạch với cái lon làm hiệu. Mày thấy đó, bán xăng loại nầy là trùm gian lận, một lít giỏi lắm còn ba xị, mà nó còn pha dầu hôi chứ hổng phải xăng thiệt, đổ vô là tiêu máy xe.
– Rồi sao?
– Tao để vợ và thằng cháu đứng đợi trong quán, trùm áo mưa dắt bộ tiếp chừng 300 mét thì có cây xăng Tưởng trạm xăng là ngon, biểu nó đổ đỡ lưng bình 70 ngàn Ngờ đâu, tao không cảnh giác, tụi nó thọc vòi vô bình mà không bóp cò, chỉ bóp nhá nhá cho nhảy số Mẹ nó, chạy được gần tới nhà lại hết xăng nữa. Gần nhà nên tao gọi điện cho thằng út ra rước má nó dzìa trước. Lại dắt bộ, ghé trạm đổ thêm xăng. Chưa hết, chạy về đến chỗ rẽ vô nhà lại bị xẹp bánh tiếp. Ghé vô tiệm sửa xe của thằng Trung, nó mở ra mới hay thay vì hồi sáng thay ruột mới, lại bị thay cái ruột cũ đã mục rồi Mày cười cái gì? Mẹ cha nó. Ở xứ này đâu có dzậy, lâu lâu mới có một vụ. Muốn gạt gẫm cũng chừa mặt hàng xóm láng giềng. Còn ở trển là chuyện thường tình. Bóp dế ai được là chúng bóp. Ai chưa bị thì chưa phải là người Dziệt.
Tôi cười, hát chọc quê ông già:
– Đường thương đau đày ải nhân gian Ai chưa qua chưa phải là người (nhạc Trúc Phương). Mấy cái vụ chú kể, vụ nào tôi cũng bị rồi. Xui là mấy cái đó nó dồn vô chú trong một ngày. Chịu thôi, chỉ có nước trở lại thời đi xe đạp là chắc cú, đi đâu xa, lên xe đò, chả còn ai đụng tới mình.
– Ở đó mà không. Hôm kia, nhỏ My cháu bả đi thành phố nhập học, cũng bị bọn chuyên làm ăn trên xe đò làm một cái sạch bách tiền bạc. Xui là mất giỏ trước khi trả tiền xe, vậy mà thằng lơ xe nói con nhỏ giả bộ, thả nó xuống ngay trại bò sữa May còn cái di động đặng gọi về cho tao ra rước Nói thiệt, ở riết dưới quê thì nó làm mình đần độn đi, nhưng có rau ăn rau, có mì ăn mì, vậy mà khỏe. Chứ tao ngán cái thành phố Sài Gòn của mày quá rồi. Con đi thì thành nghiện ngập, ở tù. Cha đi thì bị nó lừa, nó hành như chó. Má nó chứ, xin lỗi mày nghen, thành phố tên Bác vinh quang với lại Sài Gòn tên Người rạng rỡ cái đách gì, toàn là đồ bịp bợm, bác thằng bần thì có!
Thôi, tôi biết giờ là lúc ổng tới cơn giận nhân tình thế thái rồi, tôi hô biến!