Đến Seoul mà không xem show Miso thì quả là một thiếu sót. Với giá 45 đô la một vé, chúng tôi đến Hí viện Chongdong xem màn trình diễn ca, vũ, nhạc, kịch đầy nghệ thuật của Đại Hàn.

Vở ca, vũ, nhạc, kịch Miso
Đây là một chuyện tình (giống kiểu Romeo & Julliet) nhưng là tay ba trong thời chinh chiến với kết thúc có hậu bằng một đám cưới huy hoàng, rực rỡ vì chàng đã công thành danh toại và cũng bởi sự chung thủy, nàng một lòng chờ đợi. Xem Miso, chúng tôi thưởng thức những bản nhạc thời xa xưa, những nhạc cụ rất lạ mắt, những y phục cổ truyền của giới dân giả, quân nhân và cả giới thượng lưu cùng Vua, Quan, Hoàng Gia đầy màu sắc trong 70 phút với tài diễn xuất tuyệt vời của rất nhiều diễn viên. Có thể nói đây là một show hay, được nhiều người ưa thích.
Ghé nhà hàng ăn tối trước khi về khách sạn, chúng tôi gọi những món đặc biệt của Đại Hàn. Cũng có chỗ ngồi trên chiếu dưới đất nhưng chúng tôi chọn ngồi bàn cho dễ ăn. Giống như nhiều nước ở Á Châu, người Đại Đây là một chuyện tình (giống kiểu Romeo & Julliet) nhưng là tay ba trong thời chinh chiến với kết thúc có hậu bằng một đám cưới huy hoàng, rực rỡ vì chàng đã công thành danh toại và cũng bởi sự chung thủy, nàng một lòng chờ đợi. Xem Miso, chúng tôi thưởng thức những bản nhạc thời xa xưa, những nhạc cụ rất lạ mắt, những y phục cổ truyền của giới dân giả, quân nhân và cả giới thượng lưu cùng Vua, Quan, Hoàng Gia đầy màu sắc trong 70 phút với tài diễn xuất tuyệt vời của rất nhiều diễn viên. Có thể nói đây là một show hay, được nhiều người ưa thích.

Hanbok – nguồn Upic.me
Ghé nhà hàng ăn tối trước khi về khách sạn, chúng tôi gọi những món đặc biệt của Đại Hàn. Cũng có chỗ ngồi trên chiếu dưới đất nhưng chúng tôi chọn ngồi bàn cho dễ ăn. Giống như nhiều nước ở Á Châu, người Đại Hàn ăn cơm. Món canh (soup) luôn luôn đi kèm. Rau ít khi nấu, thường để ăn sống, hay ăn rau kiểu muối chua. Không ăn nước mắm, họ dùng xì dầu làm nước chấm. Đậu nành rất được ưa chuộng, được biến chế thành nhiều món. Không phải chờ đợi lâu, thức ăn mang ra với nhiều màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi. Không cần gọi, kim chi vẫn được dọn ra. Đại Hàn ăn mì sợi to, trong suốt, có vị dai, làm bằng bột năng. Có món thịt ba chỉ luộc (nhưng không chấm mắm tôm), thịt heo nướng vỉ (thịt nướng của ta). Cả hai thứ đều ăn chung với kim chi (giống đồ chua) nên dễ ăn. Có cá, tôm tươi nhưng gia vị không hợp miệng (tôi) cho lắm. Chung chung là cũng gần giống thức ăn Việt Nam, nêm nếm gia vị hơi khác.
Ngày nay, người Đại Hàn mặc âu phục. Những chiếc áo truyền thống may bằng lụa chỉ mặc trong những ngày Lễ hay những trường hợp trọng đại (đám cưới). Tuy nguyên thủy vải lụa xuất phát ở China, theo thời gian, lụa đã có mặt ở Đại Hàn. Có nhiều loại tằm nhả tơ làm lụa (ngoài loại lụa từ tơ tằm, Đại Hàn còn chế biến ra một loại lụa đặc biệt làm từ dầu hỏa). Lụa Đại Hàn bóng, mượt mà, nhưng hơi cứng tay. Phần nhiều, họ dùng loại tơ ít độ mềm để dệt lụa cho những chiếc áo truyền thống Đại Hàn (Hanbok Korean Traditional Dress) cần đứng thẳng, không thể ẻo lả hay mềm mại được. Tuy nhiên họ vẫn sản xuất những loại lụa mềm dùng trong các trang phục khác.

Món ăn Hàn Quốc – Nguồn Melissathegreat-wordpress-com
Rất văn minh, người Đại Hàn sử dụng nhiều phương tiện bằng điện tử. Đèn tự động tắt khi cửa phòng đóng lại. Máy điều hòa không khí (nóng hay lạnh tùy mình vặn nhiệt độ) tự động chạy khi cắm thẻ mở cửa vào hộp gắn trên tường. Đèn trên trần bật sáng khi thấy bóng người bước vào phòng vệ sinh. Ngay từ hôm đến khách sạn, tôi đã để ý đến chiếc bồn cầu. Hơi ấm tỏa ra khi có người ngồi lên. Một hàng nút chạy dài bên tay phải. Nút bấm để xả khi đi tiêu, nút khác bấm khi chỉ đi tiểu. Không cần giấy lau, có cả nút bấm sấy khô bằng hơi nóng (giống như sấy tóc, hay hơ tay cho khô nước). Tiện lợi quá sá. Nghĩ thế tôi ghi ngay chi tiết để về mua một cái giống như thế. Hãng Samsung chế chiếc bồn cầu này. Lại có thứ bấm nút ở xa (remote control), mà tôi nghĩ là không cần thiết cho mình! Nghiên cứu đã đời, tìm loại thích hợp ở xứ nóng, tôi đặt mua loại thật đơn giản và dễ sử dụng để gắn trong nhà. Loại bàn cầu này giới hạn giấy, giúp cho cây cối không bị đốn để lấy gỗ, và do đó ngăn chặn lũ lụt xảy ra. Cây sống nhả oxy, tạo dưỡng khí… hàng loạt lợi ích dây chuyền theo sau. Đúng là tôi có đi một ngày đàng, học thêm một tí ti (còn lâu mới đủ là một sàng khôn) văn minh của nhân loại.

Diễn viên nhạc kịch Miso chụp hình với du khách
Suốt mấy ngày ở Seoul, tôi vẫn để ý tìm mua chiếc ly uống rượu nhỏ xíu (loại one shot) có ghi địa danh nơi mình đã đặt chân đến, cho thêm vào bộ sưu tập nhưng chưa thấy. Chỉ thấy những chiếc ly nhỏ, một bộ, dùng để uống trà. Hay người Đại Hàn không uống rượu bằng ly nhỏ mà uống bằng tô? Tôi nghĩ là sẽ mua ở các tiệm bán quà lưu niệm ngay trong phi trường trên đường về lại Thượng Hải. Nghĩ vậy mà không phải vậy. Ngày về tất bật vì các con xem lộn đồng hồ. Giờ Seoul khác giờ Shanghai 1 tiếng. Đến phi trường mới biết bị trễ 1 giờ. Thế là tất cả kéo nhau chạy qua cửa di trú. May mà chúng tôi chỉ đi chơi, không ai mua bán gì, mỗi người một vali nhỏ kéo theo. Khi biết chúng tôi bị trễ, nhân viên an ninh phi trường thông báo ngay với những người đang xếp hàng để xin cho ưu tiên đi trước. Được nhường ngay, chúng tôi chạy tiếp, vừa đủ giờ lên máy bay đang sắp đóng cửa. Suýt bị trễ chuyến bay, đâu có thì giờ để mua bán gì nữa. Tôi về mà cứ ấm ức trong bụng vì thiếu chiếc ly có chữ Seoul.
Dù Bắc Hàn thường xuyên hù dọa sẽ bắn bom nguyên tử bất cứ lúc nào, dân Nam Hàn cứ tỉnh bơ không ngán thì việc gì mình phải sợ? Tôi hẹn với Seoul một ngày trở lại…

Mua sắm trong phi trường Incheon – Nguồn blog-cheapoair-com