Menu Close

150 phút với Steve Brown

{jcomments off}Trở về xứ nóng Florida, tôi đùa với Andy là đi xa về chỉ nhớ cái hàm răng lởm chởm (cười) của mấy con cá sấu.

alt

Đặng Mỹ Hạnh và Steve Brown trong “giang sơn” (trailer) riêng của ông. Cạnh bên là display bộ sưu tập túc dã cầu của những cựu thể thao hàng đầu Ted Willams.

Trời tù mù, vừa ra khỏi xa lộ là cái cell phone reng. “Tay Steve khùng này gọi cháy máy”. Andy làu bàu. “Lại chuyện chim, phải không?”  Tôi hỏi sau cái ngáp dài. Tay Steve “mê chim” đến cuồng nhiệt, cứ cái tật thấy chim là… nổi hứng, móc cell phone khủng bố tinh thần “bạn ảnh”. “Có khỉ mốc chi mà cứ như chuyện đại sự, chỉ có 5 phút mà gọi tới 17 lần…” Đến lượt tôi nổi sùng. 

Tôi gọi Steve với cái nick “Steve Cái Bang”, trong số bạn ảnh, chỉ có Steve ta là quái chiêu. Tóc tai lơ thơ xác mướp, bộ dạng như homeless chính hiệu. Steve Cái Bang với cái xế đạp cà tàng, đằng sau cái “Pọt ba ga” lỉnh khỉnh đủ “thiết bị” máy quay phim, chụp hình cổ lỗ sĩ được bao bọc cẩn trọng trong mấy cái bịch rác. Andy đùa là tay Steve này “mang áo mưa” quá kỹ! 

Nhưng nói vê “chỉ điểm” chim, thì hắn trên cả tuyệt vời. Cả đời, Steve Cái Bang tâm sự rằng chỉ “ghiền chim”. Nhắm mắt, thấy chim. Mở mắt, cũng thấy chim. Hắn đùa, chỉ chim chớ không phải là “gà móng đỏ”; nếu không, vợ hắn đã không phải xốc nách mấy đứa con còn mũi dãi để khăn gói ra đi.

Giữa trưa. Săn ảnh xong, Andy vẻ cấp thúc, giục:

– Xong, giờ mình đi gặp Steve.

– Steve Cái Bang? Giỡn hoài. Tôi chau mày.

– Không, là Steve Brown. Tay này rất lý thú.

– Okie, nếu không phải là tên khủng bố Đỏ Steve Cái Bang, thì đi. Tôi trả lời dứt khoát.

Cái hẹn giữa trưa, nắng đổ lửa trong lòng phố Holly Hill. Gặp Steve Brown ở studio.

alt

Film crew, Steve Brown cho biết chiếc “xế độc” này đã có mặt khắp nơi trên thế giới để ghi nhận những khoảnh khắc ngoạn mục.

– “Here’s  the boss, phải Hanna đây không?” Steve dứt câu, lừ mắt sang Andy, cười mỉm.

 “Là tớ đó”! Tôi trả lời, cảm giác cái siết tay chặt; Steve quên mất, tôi vẫn là một phụ nữ “chân yếu tay mềm”.

– Với 45 năm trong nghề quay phim và chụp hình của tôi. Tôi dám chắc, chỉ có 1/1000 tay photographer là handheld. Tất cả hình ảnh Wildlife trong Ảnh tuyển (Portfolio) của u đều không dùng chân máy, phải không? Ông nhìn tôi, như chờ đợi câu xác định.

– Đúng vậy, những tác phẩm Wildlife của tôi đều chụp handheld. Tôi xác nhận, đầy tự tin.

–  Cái ống kính 500 mm, còn lớn hơn cả u nữa. Ông nheo mắt, vẻ đắc ý với những nhận xét. “Nhưng Hanna này, tập Ảnh tuyển của u thì quá tuyệt cho một phụ nữ nhỏ nhắn như cô đó”.

Chẳng lạ, khi tôi tác nghiệp. Đồng nghiệp nhìn tôi, đầy vẻ “ngưỡng mộ”. Mà cũng chẳng có cái quái gì, chỉ là cái tỉ lệ nghịch giữa cái ống kính và “thể lực” của một phụ nữ Á Đông nhỏ nhắn như tôi. Nói như Andy Nguyễn, thì hãy tự hào “Tôi là người Việt Nam”.

Tôi đưa mắt quan sát. Trên tường, cái khung kiếng lớn trưng bày hình ảnh của cuốn phim Dolphin Tale (Câu chuyện của chú cá heo). Steve Brown là một tay chuyên nghiệp Photographer chụp xe đua. Ông kể, mới chín tuổi ông đã đam mê chụp hình. Lúc trẻ ông chỉ mê chụp các loại xe đua thể thao NASCAR. 45 năm kinh nghiệm trong nghề làm phim tư liệu; năm 2011 là điểm mốc. Bộ phim tư liệu về chú cá heo có tên “Winter”, do công ty Gabby Mobile Productions của Steve Brown thực hiện đã được Hollywood dựng phim.

alt

Những thông tin báo chí về bộ phim Dolphin Tale được trình bày ở  hãng phim Tư liệu Gabby Mobile Productions

– Thú thật, tôi chưa xem qua bộ phim này, dù rằng nghe nói nó được number one trong mấy tuần lễ liền. Tôi nhìn Steve rồi chỉ tay lên cái khung hình.

– Oh, câu chuyện thật, tuyệt vời đấy. Steve gật gù, vẻ tự hào, kể. Con cá heo con bị mắc vào lưới của một ngư chài và rồi được cứu bởi Trung Tâm Chữa Trị Sinh Vật Biển (Clearwater Marine Aquarium). Con dolphin bị nhiễm trùng nặng ở đuôi, phải cắt bỏ đuôi, không bơi được, không kiếm ăn, thì chỉ chờ chết. Họ đã gây quỹ để làm một cái đuôi giả cho Winter. Kết quả hơn mức đự đoán. Câu chuyện thật về Dolphin Tale có tên Winter trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cái đuôi giả ngốn hàng trăm ngàn đô quyên góp, nó vẫn đang phơi phới bơi lội với cái đuôi giả và giờ là “star” của Clearwater Marine Aquarium.

Tôi rời ghế, dán mắt đọc kỹ info, hơi lừng khừng ở cái trích đoạn không đầu đuôi từ bản tin của Daytona Beach News – Journal. “…When I cut her loose. I though she was going to swim away. She was kind of bloody…. Savage said…”

– Oh, Savage có phải là “ân nhân” của Winter? Tôi thắc mắc.

– Yes, Steve gật gù. Gã ngư chài, người đã tìm thấy và giải cứu con Dolphin bị mắc lưới, bị thương. Nhưng nó không thể bơi được, và Savage đã gọi cầu cứu. 

Bệnh nghề nghiệp. Tôi đọc kỹ lại cái bản tin. Rồi săm soi thêm cái poster. Hình ảnh của Tài tử gạo cội Morgan Freeman, rồi Ashley Judd, Kris Kristofferson và Harry Connick Jr.

– So, who plays Savage in the movie version? Vậy ai là người vào vai Savage trong phim? Tôi hơi bị “bức xúc” với câu hỏi.

alt

Đây là hình ảnh “tử tế” nhất của “Steve Cái Bang” từ trước đến nay.

– Well, it’s Hollywood, so they get to change it around. They wouldn’t be too interested in having an oldman fisherman on the screen. The fisherman who stayed for hours in the cold water isn’t in the script. Well, là Hollywood đấy. Họ chẳng lý thú gì để có một nhân vật ngư chài già cỗi trên màn ảnh nên thay đổi kịch bản phim. Nhân vật chính ngoài đời, người đã ngâm hàng giờ dưới làn nước lạnh để cứu Dolphin cũng không có tên trong kịch bản. Mosquito Lagoon cũng không xuất hiện trên màn bạc.

Biến một anh hùng vô danh thành… không danh như Savage, chỉ có Hollywood! Chưa xem phim tôi đã cảm giác mất hứng!

Xong chuyện phim. Nửa giờ đồng hồ đầu là kiên nhẫn, hơn nửa giờ sau là cái cảm giác chịu đựng. Andy đã cảnh báo tôi, tay Steve này nghiện… cỏn! Cái tật thao thao đến không chỗ chen lời. Phó nhòm Andy, dính mông trên cái ghê chịu trận. Tôi dán mắt trên cái kim đồng hồ; đã hơn 2 tiếng rưỡi đồng hồ; màng nhĩ lùng bùng những ngữ âm xàng xàng của Steve. Chịu hết nổi, tôi lấy cớ ra ngoài tìm cái restroom.

Studio của Steve là hãng Gabby Mobile Productions – một hãng sản xuất phim tư liệu lưu động với thiết bị hiện đại tối tân có tàu, xe, trực thăng, trailer… Đầy vẻ tự hào, Steve giới thiệu với chúng tôi cái trailer bạc triệu. Bước vào cái trailer hơn 53 feet dài, bên trong là một “giang sơn” hơn cả tiện nghi; phòng thu âm, edit phim. Tôi khoái nhất là cái bộ sưu tập “hàng độc” của cựu super star thể thao dã cầu danh tiếng Ted Williams. Steve Brown chia sẻ, nhân vật nổi tiếng này là bạn thân của ông một thời.

45 năm nghiệp dĩ. Steve Brown là dân Florida bản xứ. Thành công và đầy đam mê. “Thinking outside the box, live your dreams!” Steve nhìn tôi, chia sẻ. Tôi cà rỡn, “Thế nhưng ông vẫn còn ‘inside the box’ đó chứ, nhưng là những cái box bạc triệu đáng mơ ước!”

Dolphin Tale là bộ phim tư liệu đầu tiên mang đề tài về thiên nhiên, trước đó Steve Brown sở trường ở thể loại tư liệu thể thao. Project kế, ông háo hức, “Sẽ là một bộ phim về gia đình chim đại bàng, phim đang hoàn thành và sắp được giới thiệu trên thị trường…”

alt

Những thiết bị dụng cụ quay phim được “bảo quản” trong những chiếc “hộp” thiết kế đặc biệt từ U.S. Navy.

Rời Daytona Beach. Cell reng. Trong phone, giọng Steve Cái Bang, cũng đầy vẻ khẩn cấp. Lại chuyện chim? Tôi ngao ngán.

– Không phải, lần này là hắn đang bị police chận hỏi. Cái bộ dạng homeless, mang thêm cái ống nhòm chim đứng như rình rập trước cái nhà máy lọc nước, nhìn giống dân khủng bố! Andy tường thuật, đầy vẻ khôi hài.

– Chim gì ở chỗ đó?  Tôi muốn nực cười.

– Cái tổ của con Osprey (chim ưng) trên nóc nhà máy lọc, chớ cái khỉ gì. Cha này đúng là tửng. Andy cười rung người.

 Steve Brown giao cho Steve Cái Bang một cái digital camera để thay thế cho cái máy quay phim JVC cổ đại. Andy kể, hắn là tay quay phim “super-a-ma-tơ”, phim hắn quay cứ nhập nhòe, mờ câm. Nhóm chuyên viên edit phim coi xong, chóng mặt phải uống Aspirin. Còn gặp chim thì Steve Cái bang bị háo hức quá khích, nhiều lần thâu, hắn “thuyết minh” luôn trong khi quay. Tay đạo diễn Steve Brown nổi khùng, rủa, “Phim quay chỉ cần hình ảnh, không cần âm thanh  của ‘con khỉ già’, hiểu không?” Vậy mà hắn chẳng hề tự ái, vẫn thuyết minh rổn rảng trường kỳ trong cái camera, mới kỳ. Andy kể xong, tôi cười muốn đau bụng.

Một ngày bị hành hạ bởi hai nhân vật quái chiêu. Tôi hỏi Andy, khủng bố nào ảnh hưởng hơn?

– Steve Brown, nếu không sở hữu cái Mobile Studio bạc triệu, ma nào chịu ngồi nghe hắn nói!

ĐMH – www.hanhphoto.com