Menu Close

Đôi lời với khách hàng

Nhiều độc giả đã góp ý về cách hành xử khi bạn muốn mua một món hàng cho bạn hay cho gia đình. Những ý kiến này không phải luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh nhưng phần nào giúp bạn tránh hoang phí, sử dụng xứng đáng đồng tiền mua món hàng bạn thích. Nhất là không bị vướng bận cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội” !

alt

Khi bạn cần khiếu nại về món hàng bạn đã mua, ứng xử như bạn đang giám định, bình tĩnh đi lại quầy phục vụ khách hàng để xin giải quyết vấn đề theo thủ tục nơi bán.

– Nhiều khách hàng quan niệm rằng trước khi bạn mua món hàng, bạn là chủ (boss) nhưng sau khi bạn mua rồi thì họ là chủ!

– Không bao giờ mua hàng với giá bán lẻ nguyên thủy.

– Bạn có thể trả giá xuống thấp sau phần khấu trừ của hãng bảo hiểm sức khỏe khi mua thuốc như bớt 50% nếu bạn trả tất cả tiền phụ phí một lần.

– Mua hàng ở những hệ thống tiệm hội viên (warehouse club) như Costco, Sam’s bạn có thể tiết kiệm khá nhiều.

– Khi muốn sửa chữa hay làm công việc gì, bạn cần 3 công ty đến phỏng đoán công việc nhưng không phải luôn luôn chọn ước tính rẻ nhất.

– Cẩn thận khi nghe người bán thúc giục “Đừng quan tâm về …” lúc bạn hỏi những điều muốn biết về món hàng.

– Trước khi bạn mua hàng trên online, bạn cần tìm coupon giảm giá (discount coupon code) và số mã gởi hàng miễn phí (free shipping codes).

– Khi mua nhà luôn luôn trả giá bớt 20%. Có thể bạn đã đánh giá thấp những người mua khác nhưng cũng có thể bạn mua được giá rẻ (good deal)!

– Cần đọc kỹ những điều lệ ghi bằng những chữ nhỏ li ti trong mọi gấy tờ.

– Khi mua món hàng trên $100, bạn nên chờ sau 24 giờ hãy mua. Biết đâu, bạn không nhất thiết cần hay không muốn mua nữa.

Bấm số zero để không nghe lời nói quảng cáo nhắn qua điện thoại.

– Trước khi đi du lịch đến xứ khác, bạn nên học nói câu “Có bớt giá không?” bằng tiếng bản xứ.

Dùng thẻ tín dụng mua các món hàng đắt tiền (major purchases). Công ty thẻ tín dụng có thể hoàn lại tiền (crediting your account) để bạn mua hàng mới nếu bạn bị trộm, rơi vỡ hay mất món hàng hoặc gia hạn thêm thời gian bảo đảm.

– Nếu bạn nhận được những gì cho không, hẳn sẽ có điều kiện theo sau.

– Cần nhã nhặn khi bạn mua thịt.

– Không bao giờ đi chợ lúc bạn đang đói.

– Khi người bán hàng khen bạn “Có con mắt tinh đời!”, nên cố gắng đừng tin.

– Khi bạn thấy món hàng rẻ on sale trong chợ hay shopping mall, luôn luôn xem lại cỡ và phẩm chất món hàng để thẩm định chắc chắn là được giá rẻ hơn (the better buy).

– Bạn cần viết ra danh sách những thứ cần mua và cân nhắc sự hữu dụng cần thiết của món hàng hoặc với số tiền này bạn có thể mua thứ khác.

– Bạn có thể trả giá ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ. Nhất là tại những cửa hàng tư nhân nhỏ.

– Khi cần thay bộ phận hư cháy trong lò microwave như bóng đèn, bạn nên mua loại bóng đèn có cùng hiệu với máy. Ví dụ, máy vi ba GE cần thay bằng bóng đèn GE. Tuy rằng bóng hiệu khác có cùng điện thế (voltage) và công suất (power) nhưng không hợp đặc tính kỹ thuật GE (General Electric Specification). 

– Cần ăn nói hòa nhã. Không ai thích giúp người ăn nói không giữ lời.

– Nếu bạn đang trả giá mua xe hơi, bạn sẽ không đạt được giá mong muốn trừ khi bạn cảm thấy rất cần thiết phải mua.

– Nếu bạn lo ngại mua món hàng nhiều tiền trên online, bạn có thể tìm giá thấp trên online và thương lượng với tiệm có cùng món hàng ấy để mua được cùng giá online.

Không nên mua thứ mà bạn không cần đến.

– Bạn không tiết kiệm tiền khi mua thứ mà chỉ vì on sale, bạn đang tiêu tiền đấy!

– Cần xem nguồn gốc xuất xứ thứ hàng bạn muốn mua.

Luôn luôn giữ hóa đơn. Bạn không bao giờ biết sẽ cần đến khi muốn trả lại hay bị hư trong hạn kỳ bảo đảm.

– Không nên mua món hàng sản xuất đợt đầu tiên.

– Cần gởi ngay thư đòi tiền giảm giá (rebates).

– Nếu được hỏi,đừng nói: “Tôi không có câu trả lời”.

– Nếu có sự hư hao hay sơ suất trong món hàng bạn thích, bạn có thể yêu cầu giảm giá nếu bạn muốn mua.

– Bạn có thể trả lại món hàng vì không thích hoặc bị hư do lỗi chế tạo (faulty product). Tuy nhiên, có cửa hàng tính tiền chất lại vào kho.

– Mua hàng là sự chọn lựa của bạn và bạn không bắt buộc phải mua. Nhất là khi mua xe hơi, đừng để áp lực ràng buộc khi nghe “Tôi cần một quyết định ngay!”  hay “Có người khách khác đang muốn mua!”.

– Nếu bạn chưa thỏa đáng về việc bạn cần biết, bạn nên gọi điện thoại đến quầy phục vụ để tìm câu giải đáp.

– Không nên đặt vấn đề với người chỉ biết trả lời “Không”!

Tránh đầu tư với Bernard Madoff!

Nếu nghe có vẻ thật đúng như thực tế, có lẽ vậy! Nếu bạn tin vào thế thì bạn có thể tránh được bước đường truân chuyên của Thúy Kiều để đến “tái hồi Kim Trọng”!

 MH
(Nguồn ConsumerReports)