Triệu Minh
Những hoàn cảnh khó khăn – như bị mất việc, bị tai nạn phải nằm nhà thương, bị tàn tật ngắn hạn… – có thể xảy đến cho bất cứ gia đình nào, và đã khiến cho nhiều người bàng hoàng, không biết xoay trở ra sao để có đủ tiền tiêu dùng. Người xưa dạy ta: “Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn (Trữ gạo đề phòng lúc đói, trữ áo quần phòng lúc giá lạnh). Để tránh tình trạng bối rối và lo âu xảy ra lúc nguy ngập, chúng ta nên hoạch định trước những khó khăn có thể xảy ra, và cách tốt nhất là dành dụm tiền bạc để có đủ chi tiêu trong khi chờ đợi hoàn cảnh sáng sủa hơn.
Nhưng bao nhiêu là đủ?
Theo các nhà kế hoạch: ta phải có ít nhất tiền mặt (hoặc những gì có thể đổi ngay ra tiền mặt được) đủ để tiêu dùng từ 3 đến 6 tháng.
Để có một khái niệm áp dụng được trong trường hợp cá nhân, xin vào trang mạng http://www.calcxml.com/do/bud03 và điền các chi tiết cần thiết như dưới đây vào trang mẫu, sau đó nhấn nút [submit], trang mạng sẽ tính toán ra: số tiền cần thiết phải dành dụm mỗi tháng và trong bao lâu để có quỹ khẩn trương khi cần đến.
Các dữ kiện:
Lương tháng hiện nay chưa thuế ($): ………
Hiện để dành cho quỹ khẩn cấp ($): ………
Quỹ lâu được bao nhiêu tháng thì hết: ………
Phân lời tiền tiết kiệm (chưa thuế) (%): ………
Thang thuế (%) *: ………
Số tháng cần để dành để có quỹ này: ………
Chi phí:
Tổng số tiền chi tiêu một tháng (để 0 nếu muốn liệt kê chi tiết từng phần) Hoặc liệt kê chi tiết:
Tiền nhà (trả nợ góp hoặc mướn) ($): ……….
Tiền nhà (căn thứ hai, nếu có) ($): ……….
Tiền mua xe trả góp ($): ……….
Tiền vay nợ phải trả($): ……….
Tiền thẻ tín dụng ($): ……….
Tiền thuế liên bang ($): ……….
Tiền thuế tiểu bang ($): ……….
Tiền thuế an sinh xã hội (FICA) ($): ……….
Thuế bất động sản ($) ……….
Tiền thuế khác ($) ……….
Tiền điện, nước, gas, điện thoại ($)
Tiền bảo trì, sửa chữa nhà cửa ($) ………
Tiền ăn ($)
Tiền mua quần áo, giặt giũ ($)
Tiền học ($)
Tiền gửi trẻ ($)
Chi phí xe (xăng, sửa chữa…) ($)
Chi phí di chuyển khác ($)
Lệ phí bảo hiểm nhân thọ ($)
Bảo hiểm nhà ($)
Bảo hiểm xe ($)
Bảo hiểm sức khỏe, răng ($)
Chi phí giải trí, ăn ngoài ($)
Chi phí du lịch, vui chơi ($)
Lệ phí câu lạc bộ, hội đoàn ($)
Chi phí cho sở thích riêng ($)
Quà tặng ($)
Tiền tân trang nhà, sắm đồ đạc ($)
Chi phí cho dịch vụ chuyên môn ($)
Tiền cho quỹ từ thiện ($)
Chi phí khác, linh tinh ($)
Giả dụ một gia đình có mức lương hàng tháng là $4,000, thang thuế 15% (*), đã để dành cho quỹ khẩn cấp là $1,500, và mỗi tháng chi tiêu tổng cộng $3,700. Sau khi điền các chi tiết này vào, trang mạng sẽ tính cho gia đình đó như sau:
Tổng số chi phí một tháng $3,700
x (nhân) Số tháng 6
= (bằng) Quỹ khẩn cấp cần có $22,000
– (trừ) Quỹ hiện đang có $1,500
= (bằng) Quỹ còn thiếu $20,700
Hoặc mỗi tháng phải để dành $509
Số tháng phải để dành 36
Mỗi tháng hiện đang để dành $300
Tỷ lệ chi tiêu so với thu nhập 92.5%
Tỷ lệ nên dành dụm so với thu nhập 12.7%
* Thang thuế (Tax bracket) là tỷ lệ tiền thuế đánh trên mức thu nhập. 15% có lẽ là thang thuế phổ biến đối với đa số chúng ta, áp dụng cho các trường hợp như sau:
– Độc thân: Lương từ $8,501 – 34.500
– Chủ gia đình: Lương từ $12,151 – 46,250
– Kết hôn, khai chung: Lương từ $17,001 – 69,000
– Kết hôn, khai riêng: Lương từ $8,501 – 34,500