Menu Close

Những điều không nên hỏi trong lúc phỏng vấn xin việc

Trong những cuộc phỏng vấn tuyển chọn nhân viên mới, bạn thường được hỏi “Bạn có thắc mắc gì không (Do you have any questions?)”. Bạn có biết rằng, người phỏng vấn có thể dựa vào các câu đáp ứng của bạn để thẩm định việc thu nhận bạn hay không chứ? Không cần phải nói, câu trả lời của bạn sẽ luôn luôn mang lòng nhiệt tình phục vụ công việc mới! Nhưng trước khi bạn muốn tò mò tìm hiểu một chút về nơi tương lai có thể làm việc của bạn. Từ những tin tức về giám đốc điều hành thăm nom nhân viên đến các món ăn vặt miễn phí trong phòng ăn phải để hạ hồi phân giải và không chỉ là cơ hội cho bạn tìm ra những gì bạn muốn biết. Đây cũng là dịp cuối cùng để bạn chứng tỏ rằng bạn có kiến thức, kỹ năng nhạy bén và chuyên nghiệp trong việc hành xử công việc sau này.

Với ý nghĩ đó, sau đây là một số ít câu hỏi tư vấn nghề nghiệp bạn cần tránh, ngay cả khi bạn trong tình trạng bí lối cho câu trả lời, cùng với một số câu hỏi thay thế giúp bạn có thể đưa vào để biết thêm tin tức bạn muốn biết.     

 

alt    

 

1- Mỗi sáng, tôi phải đến làm việc lúc mấy giờ? (What time would I have to arrive in the morning?)

Trả lời câu hỏi này không những chỉ thừa nhận rằng bạn đúng hẹn thách thức mà còn thể hiện với sếp tương lai là bạn quan tâm đến giờ giấc hơn là hiệu năng làm việc. Bạn cần tránh xa những câu hỏi hạ hồi phân giải này, cũng như không nên hỏi “Thời gian ăn trưa bao lâu? (How long is lunch?)”.

Bạn hãy thử thay vào đó bằng câu hỏi “Trung bình một ngày làm việc như thế nào?(What’s an average day like?)”. Bạn có thể nhận được đầy đủ tin tức về thời khắc làm việc, ăn trưa và các đặc quyền khác.  

         
2- Công ty này đã có bao lâu? (How long has this company been around?)

Bạn đã đánh mất nguyên tắc căn bản chủ yếu khi hỏi câu hỏi này và chứng tỏ bạn không quan tâm tìm hiểu công ty bạn muốn xin việc. Không bao giờ hỏi một câu hỏi mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm qua Google như “Ai là Giám đốc điều hành?”, “Trụ sở trung ương ở đâu?”, “Sản phẩm phổ biến nhất của công ty là gì?”. Các câu hỏi này làm cho người phỏng vấn nghĩ là bạn không chuẩn bị, đối với nhà tuyển dụng, bạn có thể đáng nhận cờ đỏ đấy. Bạn cần nghiên cứu trước khi đi phỏng vấn, trong khi tìm hiểu về công ty, tìm kiếm câu hỏi mà qua câu hỏi này có thể ngầm giới thiệu ý quan tâm chuẩn bị của bạn.

Thay vào câu hỏi trên, bạn có thể hỏi “Những thay đổi gì mà công ty đã tiếp nhận được trong tháng 6? (What kind of changes have you seen since so-in-so took over in June?)”.    

3- Với khả năng trên trung bình, nhanh nhất là bao lâu nhân viên được lên ngạch? (On average, how quickly do people get promoted?)

Dấu hiệu câu hỏi chứng tỏ bạn đầy tham vọng và mong muốn thành thực tế. Nhưng câu hỏi đặt vào lúc phỏng vấn có thể gây chút ngạc nhiên và quá tự tin cho người phỏng vấn. Thực ra, bạn muốn thể hiện bạn chính là ứng viên tuyệt vời cho công việc bạn đang ứng tuyển, không phải là công việc chỉ cần 3 nấc thang là thu tóm công việc trong tay (ngay cả khi bạn chắc chắn rằng bạn có thể điều hành công việc dễ dàng trong tay).

Bạn có thể thay vào đó với câu “ Những cơ hội nào có thể thăng tiến trong công ty? (What kind of opportunities are there for growth at this company?”  

4- Công ty kiểm tra lý lịch và kinh nghiệm không? (Do you do background checks?)

Đừng vội vàng hỏi thế. Bạn hãy tưởng tượng đi xin việc như đang chơi trò chơi hình điện tử, bạn phải hoàn tất từng cấp tại một thời điểm cho đến khi đạt được mục tiêu. Nói một cách khác, bạn phải qua mỗi cây cầu khi bạn đến.

Nếu bạn có điều gì ghi trong hồ sơ lý lịch mà không muốn công ty tuyển dụng biết và lỡ hỏi người tuyển dụng câu trên, bạn cần đối chất ngay với sự việc. Nếu bạn may mắn, công ty không thực hiện kiểm tra lý lịch, bạn yên chí. Nếu công ty kiểm tra lý lịch, bạn cần nói với họ những gì đã xảy ra trước với lời giải thích chính đáng và cung cấp tài liệu chứng minh trong việc xác thực lý lịch.   

5- Tiền lương bao nhiêu? (What’s the salary?)

Đây là vấn đề thu hút. Dĩ nhiên bạn muốn biết bạn sẽ được trả lương bao nhiêu – nếu mức lương quá thấp khiến bạn không thể nhận công việc ngay cả khi được thu nhận? Nhưng câu hỏi này nên dành cho phòng nhân sự, tốt hơn là sau khi bạn đã nhận giấy ký nhận việc, không nên hỏi lúc phỏng vấn. Xin nhắc bạn, trọng tâm của cuộc phỏng vấn nên đàm luận liên quan đến công việc như kinh nghiệm, kỹ năng của bạn được trình bày sáng tỏ và khả năng khác biệt nơi bạn có so với các ứng viên khác.

Bạn cần cố gắng quên hẳn ý nghĩ tác động về mức lương mà nên thay vào đó hỏi điều gì cho thấy bạn quan tâm đến công việc khi đang ở trong công việc.

Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp có lời khuyên nên hỏi “Một người thành công trong vị trí này sẽ hưởng mức lương thế nào? (What does ‘success’ look like for this position?)”.    

6- Tôi đã được nhận làm chứ? Did I get the job?

Như trong bữa ăn tối, bạn sẽ không bao giờ nói câu chung cuộc sau khi ăn món khai vị. Vì thế, xin đừng mau chóng khép câu chuyện dang dở còn nhiều tiềm năng thể hiện sau khi được phỏng vấn. Hỏi như vậy là quá vội vàng và làm người phỏng vấn khó trả lời. Có những trường hợp hãn hữu, bạn gặp cơ may có thể được thu nhận việc ngay sau cuộc phỏng vấn.

Thay vào đó, bạn cần cảm ơn người phỏng vấn về thời gian, cơ hội tiếp xúc và nói “Tôi sẽ chờ tin vào tuần tới (I’ll follow up next week)”.

MH – Theo  c.l. in The week – 2013