Một số nhận thức về thực phẩm ba năm trước đây so với ngày nay đã có những thay đổi rõ rệt. Có những “huyền thoại” cần được xác minh cho đúng sự thật sau những nghiên cứu mới công bố. Dưới đây là mấy sự thật:
– Nhận thức cũ: Rượu vang đỏ tốt cho tim
Sự thật: Khi nói đến sức khỏe của tim, ai cũng cho vang đỏ là tốt. Nhưng chưa chắc như vậy. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Texas cho thấy tuy người uống rượu vừa phải sống lâu hơn người kiêng cữ, nhưng người uống rượu vang cũng không khá hơn người uống bia hoặc rượu mạnh.
Chất chống oxyt hóa trong rượu đỏ đã bị thổi phồng quá đáng. Chính alcohol cũng đủ làm tăng cholesterol “tốt” (HDL). Tuy nhiên, uống quá 2 drink lại chẳng tốt gì mà lại làm hại tim. (1 drink: 1 chai bia, 3 oz rượu vang, hoặc 1 oz rượu mạnh).
– Nhận thức cũ: Sản phẩm “organic” có nhiều dưỡng chất hơn loại thường
Sự thật: Tuy mua rau trái “organic” giúp bảo vệ môi trường, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết chúng không bổ béo gì hơn các loại rau trái thường. Dĩ nhiên loại rau trái thường có nhiều dư chất hóa học hơn thứ organic, nhưng những tìm hiểu mới đây chưa bao giờ chứng minh được những hóa chất đó có hại cho sức khỏe, có hại chăng là đối với những nông dân tiếp xúc với những số lượng lớn hóa chất đó. Còn nếu vẫn thích loại organic thì ráng bỏ thêm ít tiền nữa để mua những trái cây ăn cả vỏ như táo, đào…
– Nhận thức cũ: Sandwich thịt gà nướng tốt hơn burger
Sự thật: Cái sandwich này không chỉ tạo thêm 100 calorie hơn chiếc hamburger thường mà còn nhiều muối nữa. (Nhiều nhà hàng dùng loại gà đã được bơm dung dịch nước muối để giữ cho thịt gà không bị khô). Một sandwich gà chỉ có cà chua, rau và mayonnaise cũng có hơn 1,300 mg muối.
Còn lo burger làm hại tim? Một nghiên cứu mới đây cho thấy người ăn chừng 5 oz thịt bò nạc mỗi ngày cũng có công dụng hạ cholesterol như người ăn ít thịt bò.
– Nhận thức cũ: Lúa mì không tốt
Sự thật: Vì có một số người nổi tiếng như Lady Gaga khen ngợi cách thức ăn uống không có chất gluten nên chẳng trách những sản phẩm không gluten từ 2006 đến nay đã tăng gấp ba lần. Gluten là một chất protein có trong lúa mì (wheat), lúa mạch (barley), lúa mạch đen (rye). Trừ phi bạn là một trong số 7% người ở Mỹ bị chứng bệnh celic hoặc dị ứng với gluten, còn không thì đâu phải kiêng cữ.
Lúa mì chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, trong đó có folate (vitamin B). Trong khi đó, ít thứ bánh mì, cereal, pasta không gluten nào cho ta folate cả. Kiêng cữ những thứ hạt đó, ta có thể tăng cân, vì những thứ hạt này làm tăng serotonin trong não, là thứ hóa chất tạo cảm giác no, thoải mái. Không có nó, ta tìm dịp ăn vặt hoài.
– Nhận thức cũ: Dẹp hũ muối là giữ được giới hạn dùng muối.
Sự thật: Cứ 10 người ở Mỹ thì có đến 9 tiêu thụ mỗi ngày quá mức yêu cầu là 2,300 mg sodium. Không dùng lọ muối trên bàn ăn chỉ giúp được chút đỉnh vì có tới 90% muối ta dùng hàng ngày đến từ các thức ăn đã chế biến sẵn hoặc từ các nhà hàng ăn uống. Muối được các nhà chế biến dùng làm chất bảo quản, ngay cả những thứ không cần ăn mặn, như bánh mì chẳng hạn. Bước đầu để cắt bớt muối trong phần ăn: đọc kỹ các nhãn dán trên thực phẩm.
– Nhận thứ cũ: Rau sống muôn năm
Sự thật: Đừng nhân danh bổ dưỡng để ngấu nghiến rau sống. Nấu nướng làm cho rau ngon hơn mà còn gia tăng chất bổ dưỡng. Cà chua chẳng hạn, nấu khoảng nửa tiếng làm tăng 35% lycopene là chất chống ung thư. Nấu nướng cũng làm thoát ra ngoài một số dưỡng chất khác như beta-carotene trong cà rốt và bắp, vì sức nóng làm bể vách tường chất xơ của tế bào để nhữngchất chống oxyt hóa này thoát ra.
Tuy nhiên, những vitamin tan được trong nước, trong đó có vitamin C, thường bị sức nóng làm hủy hoại. Do đó, nên ăn cả hai thứ rau, sống và nấu chín.
– Nhận thức cũ: Trứng gà nâu tốt hơn trắng
Sự thật: Trứng gà màu nâu đắt hơn màu trắng 20%, nhưng cũng có cùng dưỡng nhất như nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ giống gà đẻ thôi.
Nếu muốn tiêu thêm tiền cho trứng, thì nên chọn loại giàu omega-3: trứng loại này có tới 600 mg chất béo tốt cho tim hơn loại trứng thường chỉ có 30 mg. Nếu muốn bổ dưỡng hơn nữa, chọn thứ có chứa cả hai: EPA và DHA, là hai loại omega-3 dễ hấp thụ.
– Nhận thức cũ: Si rô chứa nhiều fructose chế từ bắp tệ hơn đường
Sự thật: Loại si rô này không làm cho lên cân hơn các thứ chất ngọt (sweetener) khác, kể cả đường. Nó cùng có số calorie như nhau, và cơ thể cũng hấp thụ cả hai như nhau. Vấn đề là ở chỗ thứ si rô này cực rẻ, nên các nhà chế biến pha vào đủ thứ sản phẩm, làm cho dân Mỹ tiêu thụ chất ngọt nhiều hơn bao giờ hết. Nên hạn chế những thứ đường “phụ trội” này bằng cách đọc kỹ nhãn dán trên thực phẩm, chất ngọt xuất hiện dưới những chữ “dextrose, maltose, beet sugar, fruit juice concentrate.”
– Nhận thức cũ: Đồ ăn chiên làm ta mập
Sự thật: Chiên kỹ cũng tốt ngang bằng với xào sơ (sauté).
Khi chiên đúng cách, thực phẩm ít hút dầu. Một chiếc đùi gà chiên so với nướng chỉ hơn có 16 calorie, vì sức nóng làm cho hơi ẩm bên trong bốc hơi, tạo ra áp suất hơi nước ngăn chặn dầu, và calorie, không cho thâm nhập vào thịt. Tuy nhiên, muốn được như thế dầu phải nóng (325-350 độ đối với miếng thịt lớn, 375-400 cho miếng nhỏ như khoai tây).
– Nhận thức cũ: Ăn trái cây để được mảnh dẻ
Sự thật: Một số kế hoạch giảm cân coi trái cây là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng chỉ vì nho có nhiều dưỡng chất, không có nghĩa mỗi ngày mỗi phải ăn. Trái cây có nhiều vitamin và chất xơ, nhưng còn có chất đường và nhiều calorie. Một trái chuối chẳng hạn có số calorie (100) ngang bằng với hai chiếc bánh chocolate ngọt.
Nếu muốn giảm cân để làm cho người thon mảnh, nên dùng 4 serving (mỗi serving bằng khoảng nửa chén (cup) hoặc một miếng trái cây) một ngày, kèm theo ít protein (như nut, Greek yogurt).