Menu Close

Dư âm Olympic Sochi 2014

Thế Vận Hội Mùa Đông vừa qua đi, kỳ tranh tài tốn kém nhất trong lịch sử phong trào Olympic quốc tế. Chỉ riêng chi phí xây dựng đường sá, hệ thống giao thông vận chuyển đưa đón các phái đoàn thể thao (trên 5,500 lực sĩ thường và trên 1,350 lực sĩ khuyết tật), khán giả hâm mộ, báo giới truyền thông (ít nhất 12,000 người ghi danh với ban tổ chức), hơn 25,000 tình nguyện viên… đã lên đến $8.7 tỉ.

 

alt

 

Thêm $6 tỉ khác cho các tốn kém gián tiếp cho việc tổ chức, trong đó có công việc tiếp liệu. Winter Olympics là một trong những sứ mạng chuyên chở tiếp liệu lớn nhất thế giới vì nó xảy ra trong một khung thời gian ngắn và trên phạm vi toàn cầu. Tận dụng tất cả phương tiện vận chuyển: hàng không, hàng hải, hỏa xa, đường bộ, v.v… hằng trăm tấn vật dụng cho các cuộc tranh tài Olympic đồng loạt và kịp thời chuyển đến Sochi, một thành phố nhỏ của nước Nga dân số khoảng 350,000 người. Một số hàng hóa trong chiến dịch tiếp liệu khổng lồ này gồm có: dụng cụ thể thao dành cho tập luyện và tranh tài; các loại súng thể thao và đạn dược tương ứng; máy quay phim, dây nhợ, đèn đóm, đủ loại đồ nghề của làng truyền thông nhà nghề; thuốc men và các y cụ cần thiết; máy móc computer; hằng ngàn bộ radio liên lạc vô tuyến; v.v…

 

alt

Để đoạt huy chương vàng TVH Sochi 2014, cặp trượt băng nghệ thuật Meryl Davis (trái) và Charlie White của Hoa Kỳ tập luyện chung với nhau suốt 17 năm qua.

Ở tầm mức cá nhân, ngoài tài năng thiên phú, và nỗ lực khổ luyện nhiều năm trời, để có ngày tranh tài Olympic Sochi, mỗi lực sĩ cũng đã tốn kém tài chánh rất lớn, hằng trăm ngàn Mỹ kim, hoặc hơn nữa. Có trăm loại chi phí: huấn luyện; đi lại trong bao nhiêu kỳ tranh tài; dụng cụ; chưa kể tốn kém… bao vé phi cơ, vé vào vận động trường, nơi ăn chỗ ở cho các thành viên trong gia đình… Riêng đối với lực sĩ của các môn thể thao mùa đông, chi phí lớn nhất chính là đi lại (mua vé phi cơ, thuê phòng khách sạn, mướn cơ sở tập luyện, v.v…) Lý do chánh vì các cơ sở đủ tiêu chuẩn để huấn luyện không có nhiều. Không ít người để đeo đuổi môn thể thao yêu thích đã phải xếp hàng ghi danh để đến tập luyện ở những nơi xa xôi như Canada, New Zealand, hay thậm chí Chile, v.v… Chỉ đến khi người người lực sĩ trẻ tài năng đạt đến tầm vóc quốc gia mới được nhận tài trợ từ Ủy Ban Olympic Hoa Kỳ (USOC) để giúp trang trải. Mà USOC lại là một tổ chức phi lợi nhuận, hầu bao hạn chế.

 

alt

 

alt

 

alt

Đôi giày thi trượt băng tốc độ “Long track speed skating” trị giá $1,500.00.

Không chỉ có thể thao mùa đông, mà nói chung để đạt đến đỉnh cao, ngoài tài năng và khổ luyện, còn đòi hỏi sự hy sinh tài chánh khổng lồ. Mỗi năm, tốn kém để chuẩn bị cho một tay ném banh rổ trung học cải thiện phong độ, được chiêu mộ lên chơi trên đại học không dưới $10,000. Gia đình tay vợt Erica Wu, có mặt trong đội ping-pong Hoa Kỳ tranh tài Olympic London 2012, từng phải bỏ tiền túi $4,000 mỗi tháng trả công huấn luyện viên, và hàng chục ngàn chi phí đi lại, trước khi ký được hợp đồng tài trợ. Thống kê cho thấy, trong số 10,000 tay bơi tại Hoa Kỳ, xác suất chỉ có 2 người được chọn vào đội bơi Olympic quốc gia. Người ta thường chú ý đến lương thưởng ngất ngưởng của vài siêu sao. Ít có chú ý đến sự đầu tư, hy sinh của đa phần lực sĩ còn lại. Những sự kiện thể thao hiếm thấy như Olympic cũng có thể là dịp để bộc lộ nhiều khía cạnh còn ẩn khuất.

 

alt

 

alt

Nón an an toàn của môn trượt máng “Luge” được thiết kế chắc chắn vì người chơi thường trượt tốc độ trên 85 m.p.h.

 

alt

Nón an toàn của môn “Alpine Skiing Ski” được thiết kế nhẹ.

 

alt

Thời trang Olympic Sochi 2014: Sarah Reid của Canada trong môn “Skeleton” nữ giới. Ảnh Arnd Wiegmann

 

alt

Thời trang Olympic Sochi 2014: John Fairbairn của Canada trong môn “Skeleton”. Ảnh Murad Sezer

 

alt

Thời trang Olympic Sochi 2014: Nữ lực sĩ Anna Fenningert người Áo trong môn “Alpine skiing super combined”.
 Ảnh Leonhard Foeger

 

alt

 

TTD