Menu Close

Thuốc – Sỏi mật

Thưa Bác sĩ,

Là độc giả của Trẻ và trên mạng của mấy website tiếng việt, tôi có dịp được đọc những đóng góp về y khoa rất bổ ích của Bác sĩ.

Nay tôi mạo muội xin Bác sĩ chỉ dẫn giúp cho vấn đề sau liên quan đến sức khỏe của vợ tôi mà bác sĩ gia đình của tôi không giải đáp rõ ràng được:

Vợ tôi năm nay 80 tuổi, ba năm nay vẫn theo traitement hormonotherapie sau khi mổ ung thư vú năm 2009, và xạ trị

Cho tới nay cứ 6 tháng là làm 3 kiểm tra với 3 bác sĩ điều trị bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán hình ảnh, kết quả đều tốt.

Tuy nhiên, người vẫn ốm nhiều và rất yếu mệt, đi chậm chạp vì chân không được vững

–  Luôn buồn ngủ, lúc nào cũng như thiếu ngủ mặc dầu là buổi tối khoảng 6, 7 giờ là đã nằm ngủ cho tới 7, 8 giờ sáng còn muốn nằm ngủ nữa,) mấy symptomes này có kê khai trong indications của thuốc arimidex như là tác dụng phụ.

–  Bị incontinence: Tiểu không tự chủ: ban ngày không sao, chỉ ban đêm phải dậy 3, 4 lần, khó giữ, hay bị són ra quần. Phân: ít khi bị nhưng đôi khi phân tuột ra mới hay.

–  Hỏi nhiều lần một chuyện đã được trả lời rồi mà không nhớ.

2 symptomes (b & c) này không biết là tại hậu quả của xạ trị hay vì tuổi già. (hay vì uống quá liều những loại thuốc bổ sung (food supplements)  nào:.

Sau đây là những thuốc uống mỗi ngày từ 39 tháng nay (sau khi mổ):

1viên arimidex và các suppléments sau: 1 ampoule énergex  calcium 1000mg+magnésium 500mg (vì hơi bị osteoporose), vitamin d3:2200 IU, glucosamine+chondroitin+msm :2 viên

Xin Bác sĩ cho biết ý kiến, và khuyến cáo có nên tiếp tục uống như trên hay không.

Rất cám ơn Bác sĩ – Mr Nguyên Linh- Canada

Đáp

Thưa Cụ Linh,

Cụ bà năm nay 80 tuổi, như vậy là có phúc nên mới sống được tới tuổi này. Chúng tôi xin chúc thọ cụ bà cũng như với cụ.

Cụ bà đã được mổ ung thư vú và đang được điều trị với hormone và xạ trị, kết quả tốt là điều rất đáng mừng. Thuốc arimidex có tác dụng ngăn không cho tế bào ung thư vú tái xuất hiện và rất công hiệu cho nên cụ bà cần tiếp tục.

– Tác dụng phụ của thuốc trùng hợp với mấy khó khăn mà cụ nói như là sức khỏe yếu, hừng hực nóng mặt…

– Còn  cảm giác mót đại tiểu tiện ở người cao tuổi cũng bớt nhạy cảm cho nên nhiều khi họ mót mà không biết, nhất là về ban đêm khi mơ màng ngủ. Có lẽ cụ nên để cụ bà mang tã giấy để thấm nước tiểu và phân rồi thay tã lau rửa thường xuyên.

– Ở tuổi 80 và mang trọng bệnh mà cụ bà còn hỏi chuyện, ý thức được sự hiện diện chăm sóc của cụ là tốt rồi. Con cháu nên thường xuyên viếng thăm bà cụ, hỏi chuyện này chuyện kia cho bà cụ vui và giúp bà cụ tỉnh táo.

– Riêng các supplement thì nếu bác sĩ bảo uống thì uống. Nếu là tôi, có lẽ tôi chỉ uống vit D và calcium thôi, vì công dụng các thứ kia chưa được chứng minh rõ ràng. Người cao tuổi đa số đều bị osteoporose một chút.

Chúc hai cụ duy trì sức khỏe tốt lành.

Tôi năm nay, 49 tuổi, làm việc văn phòng, có vợ & con, cân nặng 71 kg, cao 1,75m. Khoảng gần 1 năm nay tôi thường xuyên bị đau (không nhiều lắm), tức vùng ngay dưới sườn bên phải, thường khoảng sau 3 tiếng sau mỗi bữa ăn. Cảm giác đau tức giảm dần rồi dứt hẳn sau khi đi đại tiện, hoặc trung tiện nhiều lần (trung tiện nhiều mỗi ngày). Tôi đã chích ngừa viêm gan siêu vi B cách đây khoảng1 năm.

Xin bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu của bệnh sỏi mật không?

Đáp

Thưa ông Hậu,

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của ông về đau bụng ba giờ sau khi ăn, nhất là sau khi đại hoặc trung tiện.

Theo tôi nghĩ, đây có thể là ông tiêu thụ một số thực phẩm có nhiều gas, như các loại rau cải bắp. Các thực phẩm này hầu hết là chất xơ cho nên không tiêu hóa được và nằm trong bộ máy tiêu hóa lâu hơn. Rồi các vi sinh vật thường có trong ruột tiêu thụ các chất đó, tạo ra gas và gây ra ấm ách ở bụng. Cho nên ông trung tiện hoặc đại tiện là bớt đau. Các chất xơ này cũng làm no lâu vì chúng ở lại dạ dày một thời gian dài.

Còn sỏi mật thành hình lâu ngày, có nhiều năm mà không gây ra dấu hiệu gì. Nhưng khi sỏi lớn, sỏi có thể đi vào ống mật, gây ra tắc lưu thông của mật, đưa tới vàng da, vàng mắt, phẩn lợt mầu, nước tiểu vàng. Đau khi sỏi mật di chuyển có thể ở bụng trên phía bên phải, chạy lên vai phải và thường xảy ra một vài giờ sau khi ăn cơm, đặc biệt là khi thực phẩm có quá nhiều chất béo động vật, cholesterol. Khi đau kéo dài mà lại có fever thì thường thường phải giải phẫu cắt bỏ túi mật. Việc cắt bỏ túi mật này chỉ làm chậm sự tiêu hóa thôi vì mật không còn dự trữ trong túi, xuống ruột khi ta ăn uống. Bây giờ cắt túi mật thì mật vẫn do gan sản xuất và liên tục xuống ruột non.

Để chính xác hơn, đề nghị ông đi siêu âm vùng bụng, coi xem có gì bất thường khác rồi điều trị. Siêu âm bên Việt Nam cũng không tốn kém lắm đâu.

Chúc ông và gia đình luôn luôn mạnh khỏe. 

NYD