Cuốn hồi ký “12 years a slave” (12 năm nô lệ) phát hành năm 1853, chỉ một năm sau cuốn Uncle Tom’s Cabin (Túp lều chú Tom) của Harriet Beecher Stowe. 12 năm nô lệ bán được 30.000 bản, được coi là bán chạy. Khi mới phát hành, cuốn sách được coi là quả bom ném thẳng vào cuộc tranh luận quy mô quốc gia về chế độ nô lệ, một trong những lý do dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ và khiến dư luận nghiêng về ủng hộ bãi bỏ chế độ nô lệ.
Sau đó, trong thế kỷ 19, sách ra thêm vài phiên bản nữa rồi ngưng hẳn. Cuốn sách bị lãng quên trong vòng gần 100 năm, cho đến năm 1968 mới được sử gia tìm thấy và phát hành trở lại. Cuốn sách có một tiêu đề đơn giản tưởng như khái quát được tất cả nội dung, nhưng điều khiến 12 năm nô lệ là một cuốn sách khó quên nằm ở những chi tiết rất cụ thể và nghiệt ngã. Solomon Northup buộc độc giả phải nhìn thẳng vào quãng đời nô lệ bắt buộc của ông: Những trải nghiệm bị áp bức kinh hoàng, sự đảo lộn vai trò nghiệt ngã khi ông bị ép phải trừng phạt các nô lệ khác, và cuối cùng, cái giá của tự do. Một cốt truyện khái quát luôn là thứ dễ kể, nhưng những tác phẩm chân thực khiến người đọc rùng mình vì các chi tiết. Northup làm tất cả để thể hiện rõ mục tiêu của mình: Cung cấp một bức tranh đầy đủ về cuộc sống của một nô lệ, thu thập nhiều tài liệu gốc để tránh mọi hiểu lầm. “Cho đến lúc đó cuộc đời tôi không có gì bất thường – không có gì ngoài những hy vọng bình thường, tình yêu, việc làm như một người đàn ông da màu tầm thường và góp những đóng góp khiêm tốn của mình cho thế giới”. Northup kể về giai đoạn trước khi bị bắt làm nô lệ. Lúc đó là tháng 3/1841, trước khi bước ngoặt cuộc đời ông xảy đến.
Cuốn sách được chính đạo diễn của bộ phim chuyển thể là Steve McQueen (cũng là một người da đen) khuyên công chúng nên tìm đọc. Theo đạo diễn, 12 Years A Slave nên được trân trọng như cuốn sách nổi tiếng The Diary Of Anne Frank (Nhật ký Anne Frank – hồi ký của một cô gái Do Thái thời Đức Quốc Xã) và nên được đưa vào chương trình giáo khoa của Mỹ. “Đây là một Anne Frank khác, nhưng ra đời trước 100 năm. Tại sao tôi lại không biết về nó sớm hơn?” Đạo diễn McQueen hồi tưởng lại khi mới đọc cuốn sách. “Sau đó tôi phát hiện ra là rất hiếm người biết đến cuốn sách. Thực ra, tất cả những ai tôi hỏi đều không biết đến sự tồn tại của nó. Vì thế tôi quyết định sẽ làm phim”. Theo số liệu từ trang bán hàng trực tuyến Amazon.com, cuốn hồi ký này đã vượt 307 bậc lên vị trí 19 về doanh số bán ra trong vòng chưa đầy 24 giờ sau lễ trao giải Oscar. Không chỉ giành tượng vàng Oscar dành cho Phim xuất sắc nhất, tác phẩm điện ảnh 12 years a slave (tạm dịch 12 năm nô lệ) của đạo diễn người da đen Steve McQueen còn giúp cuốn hồi ký cùng tên bỗng chốc bán chạy.
Lược truyện: Năm 1841, Solomon Northup (Chiwetel Ejiofor), một người đàn ông Mỹ gốc Phi tự do, là một thợ mộc lành nghề và một người chơi đàn fiddle, sống cùng vợ và hai con ở Saratoga Springs, New York. Hai người quảng cáo cho gánh xiếc (Scoot McNairy and Taran Killam) yêu cầu Northup làm việc 2 tuần như một nhạc công nhưng đã đánh thuốc mê Northup và bán làm nô lệ.
Northup bị chuyển đến New Orleans, và bị đổi tên là “Platt”, danh tính của một tên nô lệ bỏ trốn khỏi Georgia. Sau khi bị đánh đập liên tiếp, Northup được một chủ đồn điền tên William Ford (Benedict Cumberbatch) mua. Ford là một ông chủ khá nhân từ, ông có cảm tình với Northup và cho Northup làm công việc quản lý. Trong khi đó thì tên thợ mộc John Tibeats (Paul Dano) lại sinh lòng thù ghét Northup.
Mâu thuẫn giữa Tibeats và Northup ngày càng căng thẳng, Tibeats tấn công Northup và Northup đáp trả lại. Để trả thù, Tibeats và đồng bọn dùng nhục hình trừng phạt Northup và bán ông cho Edwin Epps (Michael Fassbender). Epps là một tên độc ác, tin rằng hắn có quyền ngược đãi nô lệ theo Kinh Thánh. Nô lệ phải hái ít nhất 200 pound bông mỗi ngày hoặc là bị đánh đập. Một nữ nô lệ trẻ tên Patsey (Lupita Nyong’o) mỗi ngày hái được 500 pound bông và được ca ngợi bởi Epps, hắn cũng cưỡng bức cô nhiều lần. Patsey cảm thấy mọi việc ngày càng tồi tệ, cô muốn chết và yêu cầu Northup giết cô ấy nhưng ông từ chối. Khi Northup trở về đồn điền của Epps, bắt tay vào công việc xây dựng ở một vọng lâu với một người Canada tên là Bass (Brad Pitt). Epps không hài lòng với Bass vì Bass bày tỏ sự phản đối của mình đối với chế độ nô lệ. Một ngày, Epps trở nên tức giận sau khi phát hiện Patsey biến mất khỏi đồn điền. Khi cô trở về, cô tiết lộ rằng cô đi kiếm một bánh xà phòng để trừ mùi hôi của cơ thể mình do việc vợ của Epps Mary cấm dùng xà phòng. Epps ra lệnh lột quần áo, trói cô vào cột và đánh. Với sự thúc giục của vợ, Epps buộc Northup phải đánh Patsey. Northup tâm sự với Bass về việc mình bị bắt cóc. Một lần nữa, Northup yêu cầu Bass giúp đỡ gửi một bức thư tới Saratoga Springs. Bass, mạo hiểm đồng ý làm điều đó.
Một ngày, cảnh sát địa phương đem theo một người đàn ông đến tìm Northup. Cảnh sát hỏi Northup một loạt các câu hỏi để nhận diện anh ta với các sự kiện của cuộc đời của Northup ở New York.Sau khi bị bắt làm nô lệ mười hai năm, Northup được trả tự do và trở về với gia đình.
DH & BH – Tổng hợp