Menu Close

Khởi nguồn từ đâu?

Thời Chiến Quốc bên Tàu, Kinh Kha được Thái tử Đan của nước Yên mời uống rượu. Trong tiệc rượu, Kinh Kha thấy một mỹ nữ có đôi bàn tay rất đẹp nên khen hết lời. Tiệc vừa xong, Kinh Kha được Thái tử Yên biếu một phẩm vật để trên mâm. Mở ra, Kinh Kha thấy đấy chính là đôi bàn tay của mỹ nữ kia. Không xét về thủ đoạn đắc nhân tâm của Thái tử Yên, chỉ nói về vẻ đẹp của đôi bàn tay thì đấy là một việc làm phản nghệ thuật. Đôi bàn tay ấy chỉ đẹp khi nó còn thuộc về mỹ nữ, đặc biệt khi cô đàn hoặc múa. Chứ bị chặt đi rồi thì nhìn (đôi bàn tay)… thấy ghê chứ còn đẹp gì nữa? Không riêng gì đôi bàn tay, nhiều bộ phận khác trên cơ thể phụ nữ nếu bị tách riêng, như trong hội họa hoặc nhiếp ảnh, thì vẻ đẹp cũng bị giảm bớt hoặc mất đi. Dĩ nhiên trong nghệ thuật, đôi khi vì lý do khác mà người ta chỉ vẽ hoặc chụp hình một (số) khu vực nào đấy trên cơ thể người phụ nữ, như trong bức tranh L’Origine du monde (Khởi nguồn của Thế giới) do họa sĩ người Pháp Gustave Courbet vẽ vào năm 1866.

Bức tranh này vẽ thân hình một phụ nữ theo kiểu cận cảnh chỉ nhắm từ ngực trở xuống ngang đùi. Người xem thấy ngay và thấy rõ thế giới này khởi nguồn từ đâu. Dĩ nhiên là nhờ tựa đề của bức tranh thì người ta mới hiểu đúng ý tác giả. Chứ không, nhiều người có thể tưởng đó là một bức tranh khiêu dâm. Nếu bức tranh được vẽ đầy đủ thân hình (và gương mặt) của người phụ nữ thì phần dục tính có lẽ bớt nặng nề đi. Không biết đấy có phải là cách suy nghĩ của một nữ nghệ sĩ người Lục Xâm Bảo tên là Deborah de Robertis. Hôm 29 Tháng Năm vừa qua, cô trang điểm và mặc áo rất đẹp rồi đến Viện bảo tàng Musée d’Orsay ở Paris, nơi đang trưng bày bức họa trên. Cô đến dưới bức tranh, ngồi bệt xuống sàn nhà, hai chân dang ra, đôi bàn tay mở rộng (hai?) cánh cửa mà họa sĩ Courbet gọi là “Khởi nguồn của Thế Giới”. Khán giả đang có mặt ở trong phòng ai nấy đều vỗ tay rầm rầm tán thưởng. Những người vào Viện bảo tàng nói chung và Musée d’Orsay này nói riêng nếu không phải là trí thức thì ít nhất cũng là dân đàng hoàng. Nếu là loại… dâm đãng thì thiếu gì chỗ (ở Paris) để họ tới? Thành ra, việc làm này của cô Deborah nếu không đầy nghệ thuật tính thì ít nhất cũng làm tăng thêm sự thú vị khi đứng ngắm bức họa của Courbet. Nó còn giúp người xem thấy rõ tài năng của họa sĩ. Trời, vẽ y như thật! Nhìn càng kỹ càng thấy giống! May mà có cô Deborah đây chứ nếu không làm sao có dịp để so sánh, đánh giá một tuyệt tác như thế? Tiếng vỗ tay chưa dứt thì nhân viên của Viện bảo tàng đi vào mời mọi người ra khỏi phòng. Sau đó họ gọi cảnh sát tới dẫn cô Deborah đi.

alt

Deborah de Robertis tại Bảo tàng Musée d’OrsayNGUỒN: WORT.LU

Khách quan mà nói, nếu một Viện bảo tàng muốn triển lãm về chủ đề “Khởi nguồn của thế giới” mà chỉ treo mấy bức tranh không thôi thì chán chết! Càng có nhiều hiện vật thì càng có giá trị và càng thu hút người xem. Có lẽ đấy chính là lý do mà chính quyền ở Hà Nội dùng xác (thật) của ông Hồ Chí Minh bỏ trong một cái lăng để triển lãm về “Cha già dân tộc”. Nghe nói vào trong lăng này hơi âm u (lạnh lẽo), có mấy chị cán bộ (phải) bỏ mũ ra chào. Có người thấy vậy (tức cảnh) làm mấy câu thơ lục bát. Đấy có thể là người ta đồn đãi cho vui. Sự thật thì nhiều người đi xem về bảo rằng nhìn mặt “bác” trông không thật lắm. Tiếc là cạnh đấy không có bức hình hay cái gì đó để so sánh. Khuôn mặt cũng tròn tròn, cũng râu tóc xung quanh nhưng thấy sao sao, không giống người chết mà cũng chả giống người sống. Trông nó hồng hồng giống cái gì (đâu)! Nhìn mặt “bác” mà nghĩ đến hình ảnh “cha già dân tộc” thì không ít người thắc mắc như khi xem bức họa của Courbet. Nó giống như chuyện quả trứng hay con gà có trước. Nếu không có đàn bà thì làm sao có cái đó? Nếu không có cái đó thì làm sao có đàn bà? Cha (và mẹ) của “bác” thuộc dân tộc Việt, vậy thì ai là “cha già” của ai?

Gần đây có một học giả bên Đài Loan cho rằng “bác” là người Tàu chứ không phải người Việt. Nhiều người cho đấy là chuyện nhảm nhí, không đời nào có thật. Tuy nhiên có sự thật mà ít người có thể chối cãi là “bác” đã bán Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng hồi năm 1958 để đổi lấy sự viện trợ của họ. Nếu phí tổn xây lăng, bảo trì xác chết, và duy trì một bộ tư lệnh (cấp sư đoàn) bảo vệ lăng (trong mấy chục năm qua) được dành cho việc tái chiếm và gìn giữ các quần đảo ngoài biển Đông thì dân tộc Việt Nam đâu đến nỗi tủi nhục như suốt mấy tuần nay?

Cho bớt tức (vì nhục), có lẽ nên mời cô Deborah thăm Lăng Bác một cái.

Vào thăm Lăng Bác âm u
Người nữ nghệ sĩ mở mũ ra chào!