Menu Close

Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Mỹ Latinh

Thuở còn đi học chúng ta đều được dạy là thế giới có 5 châu. Nhưng nay nhiều lúc bạn lại nghe nói có tới 6 hoặc 7 châu lận. Lại có người bảo Mexico thuộc về Nam Mỹ… Rồi trong những ngày hầu như cả thế giới hướng về Brazil coi World Cup, bạn lại nghe nói nhiều về Nam Mỹ, về Châu Mỹ Latinh…  Có lẽ đây là lúc nên cùng nhau ôn lại một số khái niệm cũ và mới về địa lý.

 

NĂM CHÂU

Châu hoặc Châu lục là những từ gốc Hán-Việt. Châu nghĩa là vùng đất liền lớn, còn lục là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền hay trên bộ (khi nói về phương thức đi lại).

Châu hoặc Châu lục là một khái niệm của địa chính trị vì nó mang ý nghĩa chính trị, lịch sử. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn những đảo xung quanh (nếu có).

 

alt

Theo những sách địa lý cũ thì thế giới có 5 châu: Mỹ, Phi, Âu, Á và Úc (còn gọi là Đại dương châu). Sau này người ta còn phân chia theo những cách khác:

– 6 châu lục: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Nam cực (Antarctica), châu Phi, châu Úc và Đại lục Á Âu (Eurasia).

 

alt

– 7 châu lục: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Nam cực, châu Phi, châu Âu, châu Á và châu Đại dương.

 

alt

 

BẮC MỸ

Bắc Mỹ là một lục địa nằm ở bán cầu bắc của Trái Đất, là phần phía bắc của toàn bộ châu Mỹ; phía đông có Thái Bình Dương, phía tây là Đại Tây Dương, phía nam có Bắc Băng Dương, phía bắc là Nam Mỹ.

Bắc Mỹ còn được gọi là Tân Thế giới vì các nhà thám hiểm Âu Châu khám phá ra lục địa này vào cuối thế kỷ 15, điển hình là Christopher Columbus (người Việt phiên âm thành Kha Luân Bố). Tuy Columbus thường được coi là người thứ nhất khám phá ra Bắc Mỹ, nhưng thực ra thì đã có nhiều người bản xứ sinh sống ở đây trước khi ông đặt chân đến. Ông cũng không phải là người châu Âu đầu tiên đến Bắc Mỹ, vì từ đầu thế kỷ 11 người Viking đã lập những làng nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương.

Bắc Mỹ gồm 3 quốc gia lớn là Canada, Hoa Kỳ và Mexico và 1 vùng lãnh thổ là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Nhiều người vẫn tưởng lầm rằng Mexico (người Việt trước kia phiên âm thành Mễ Tây Cơ) thuộc Nam Mỹ, nhưng không đúng.

 

alt

 

MỸ LATINH

Mỹ Latinh hoặc có khi còn gọi là châu Mỹ Latinh (tiếng Pháp: Amérique latine; tiếng Anh: Latin America) là một phân miền của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman (có nguồn gốc từ tiếng Latinh) – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp.

Mỹ Latinh là một khu vực có diện tích xấp xỉ 19,197,000 km2 (7,412,000 sq mi), với dân số ước tính 604 triệu, và gồm các nước sau đây: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba. Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Puerto Rico, Uruguay, Venezuela.

 

alt

 
NAM MỸ

Nam Mỹ là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam bán cầu Trái Đất và thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống. Vùng này cũng chiếm phần lớn khu vực Mỹ Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.

 

alt