Menu Close

Tại sao ong làm mật?

Nó có ăn mật?

Ong mật lấy được tất cả chất liệu cần thiết để tăng trưởng và sinh sống nhờ ba chất liệu: mật hoa (nectar), phấn hoa (pollen) và nước.

Ong thợ thu lượm mật từ các loại hoa thích hợp và dùng một enzyme có trong ruột để chuyển đổi thứ đường thô thiển đó thành một hỗn hợp gồm đường, glucose và fructose.

Hỗn hợp sau đó được chế biến để giảm nước đi, trở thành mật và được chứa trong các lỗ ở tổ ong.

Mật này là nguồn cung cấp cho cả bầy ong sống qua những tháng mùa đông, khi gần như không còn hoa và ong thợ không thể ra ngoài kiếm mật vì trời quá lạnh.

alt

Tại sao lửa có màu cam?

Màu của lửa được xác định do thành phần hóa học của nhiên liệu (chất đốt) và nhiệt độ lúc cháy.

Sở dĩ chúng ta thấy được lửa là vì năng lượng thoát ra dưới hình thức ánh sáng và hơi nóng. Lửa thường là hydrocarbons đốt cháy có sự hiện diện của oxygen, làm bốc lên những hạt bồ hóng nhỏ li ti phát ra ánh sáng màu vàng khi cháy ở nhiệt độ khoảng 1,000 độ C (1,832 độ F).

Một số vật liệu khi cháy lại phát ra lửa màu khác, như lithium (phát ra lửa màu hồng) và đồng (lửa màu xanh). Lý do là vì mỗi thứ vật chất đó khi cháy phát ra ánh sáng có độ dài khác nhau.

alt

Scotland

Ngày 18 tháng 9 năm 2014 vừa qua, khoảng 4.3 triệu cử tri Scotland  (Tô Cách Lan) đã đi bỏ phiếu để lựa chọn một trong hai giải pháp: hoặc tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh, hoặc ly khai để trở thành quốc gia độc lập. Kết quả là giải pháp ở lại Vương quốc Anh thắng thế.

alt

Scotland chiếm một phần ba diện tích phía bắc của đảo Anh (Great Britain), có biên giới với Anh ở phía nam, Đại Tây Dương bao quanh các mặt còn lại. Ngoài phần đại lục, quốc gia này còn có hơn 790 đảo.

Edinburgh là thủ đô và thành phố lớn thứ nhì của Scotland.Vùng biển của Scotland có các trữ lượng dầu thô lớn nhất trong Liên minh châu Âu. Do đó thành phố lớn thứ ba của Scotland là Aberdeen được nhận danh hiệu là thủ đô dầu thô châu Âu.

Bạn có biết một số dữ kiện sau đây về Scotaland hay không?

1. Edinburgh là đô thị đầu tiên trên thế giới có đội lính cứu hỏa riêng, và là thành phố có nhiều công trình đáng ghi (listed buildings) nhất thế giới. Được mang danh hiệu này khi công trình đó có hình thể kiến trúc đặc biệt hoặc có tính cách lịch sử.

2. Một khẩu hiệu của Scotland là “Nemo me impune lacessit” (“Không ai chặt đứt ta mà không bị trừng phạt”). Khẩu hiệu này dùng tương đồng với quốc hoa là hoa kế (thistle). Hoa này có nhiều gai, ai đụng tới hoặc cắt cũng bị gai nhọn đâm đau điếng.

alt

“Nemo me impune lacessit”

3. Scotalnd còn nổi tiếng với hồ Loch Ness nơi có con quái vật bí ẩn, đã từng được phát hiện từ năm 565. Lúc đó, một trong những môn đồ của Thánh Columba  đã bị con “thủy quái” này tấn công.

alt

Quái vật hồ Loch Ness

4. Greyfriars Bobby là một con chó săn gốc ở đảo Skye (Scotland) đã canh gác ngôi mộ của chủ suốt 14 năm ròng cho đến lúc chết (năm 1872). Nhiều sách báo, phim ảnh thuật lại chuyện này, có cả tượng cũng được tạc dựng ở gần cầu George IV.

5. Scotland là nước có một trong những cây đại thụ nhiều tuổi nhất châu Âu, đó là cây Fortingall Yew, theo ước tính đã có từ 2 ngàn đến 3 ngàn năm trước.

alt

Cây Fortingall Yew