Tôi tên Nguyễn Văn T., sinh 1948, mới có quốc tịch Mỹ tháng 9/2014. Vợ tôi tên Hoàng Thị Th., sinh 1952. Chúng tôi đang sống tại Riverdale, GA 30274 sang Mỹ tháng 3/2009.
Tôi đang đi làm, sau khi khai thuế năm 2014 sẽ có 20 tín chỉ. Vợ tôi đi làm từ năm 2011, sau khi khai thuế năm 2014 sẽ có 16 tín chỉ. Nếu năm 2015 chúng tôi tiếp tục đi làm, số tín chỉ của tôi sẽ là 24 và tín chỉ của vợ tôi là 20. Kính mong bà cho chúng tôi được biết tôi có thể mượn tín chỉ của vợ tôi để đủ 40 tín chỉ để xin tiền nghỉ hưu được không?
Đáp
Thư hỏi về điều kiện để xin SSI.
Ông sinh từ năm 1948, hiện nay ông đã vượt trên tuổi 65, và cũng đã thành công dân Hoa Kỳ; ông có đủ điều kiện để xin SSI nếu tài sản của hai ông bà không có quá $3,000 cộng thêm với thu nhập hạn chế. Vấn đề ông đề cập đến việc vay mượn tín chỉ giữa hai vợ chồng khi người đứng đơn còn trong tình trạng là thường trú nhân.
Tôi sinh 8/15/1960, cùng chồng qua Mỹ 1999 theo diện tị nạn. Đến 2009, vợ chồng tôi đều có quốc tịch và đi làm đóng thuế đủ 40 tín chỉ. 2 năm nay chồng tôi đi làm income thấp $1000/tháng. Tôi bị bệnh không đi làm được (tiểu đường, stroke, viêm gan C có giấy tờ bác sĩ) trong 2 năm qua, mặc dù tôi mới 54 tuổi. Vậy xin bà giải đáp tôi có xin được SSI & SSA không?
Đáp
Là người có đi làm và đóng đủ 40 tín chỉ An Sinh Xã Hội rồi bị bệnh không đi làm được để mưu sinh, sẽ đủ điều kiện để nạp đơn xin tiền tàn tật An Sinh Xã Hội (SSDI).
Cơ quan An Sinh Xã Hội định nghĩa tàn tật hay bệnh tật như sau:
Tình trạng suy kém về thể chất hay tâm thần của một cá nhân khiến người này không còn khả năng làm việc để mưu sinh.
SSDI là quyền lợi tàn tật ASXH do đó nếu người đứng đơn hội đủ các tiêu chuẩn về y tế thì yếu tố thu nhập của người phối ngẫu hay tài sản có được sẽ không ảnh hưởng đến việc cứu xét hồ sơ.
Trường hợp của bà, đã có đủ 40 tín chỉ, đủ điều kiện xin SSDI. Trong khi phỏng vấn, nếu nhân viên ASXH nhận biết số tài sản chung cũng như thu nhập của người hôn phối có phần khiêm nhường, thì viên chức này sẽ mở thêm hồ sơ SSI.
SSI là chương trình trợ cấp của chính phủ do đó có những ràng buộc về thu nhập và tài sản. Đôi vợ chồng không được quyền có hơn 3,000 đô la là tài sản và một cá nhân chỉ được quyền có tới 2,000 đô la mà thôi.
Tôi sinh 17/12/1950, đến Mỹ năm 2002, tháng 4/2009 có quốc tịch. Từ lúc qua Mỹ có đi làm và đóng thuế, sau sức khỏe kém nên khi đi làm khi thất nghiệp, nhưng không có xin tiền thất nghiệp vì đang bảo lãnh con gái và 2 cháu ngoại và 1 con gái độc thân, từ năm 2008 đến nay chưa gọi.
Chồng tôi sinh 1948, chưa có quốc tịch, Qua Mỹ 2002, đi làm đến nay & có đóng thuế, chúng tôi khai chung hồ sơ thuế. 11/2014 chồng tôi xin được SSI $247/tháng và có thẻ khám bệnh. Income của chồng tôi $15K/năm, chồng tôi bị điếc rất nặng, như vậy có xin được tiền bệnh không?
Chúng tôi có 1 chiếc xe trả góp $400/tháng, trị giá $23K, vậy có tính là tài sản? Tôi chưa đủ 40 tín chỉ và mới đi làm có 7 năm. Đến 2015 đúng 65 tuổi, có xin được tiền SSI không?
Chúng tôi income thấp có xin được housing? Hiện chúng tôi đang ở apartment.
Nếu tiền SSI và ASXH cho có ảnh hưởng tới bảo lãnh con chúng tôi không?
Đáp
Ông nhà sinh năm 1948, năm nay ông đã được 66 tuổi rồi. Bà cho biết ông nhà đi làm liên tục từ năm 2002, hiện nay số luơng ông làm được là $15,000/năm. Theo thư trình bày bà cho biết ông đang lãnh tiền SSI là $247/tháng. Theo sự hiểu biết của tôi, số tiền ông đang lãnh là tiền hưu An Sinh Xã Hội, vì nếu là tiền SSI thì số lương ông làm được bây giờ quá cao cho chương trình SSI.
Ông đã lãnh tiền hưu và bây giờ có thêm chứng nặng tai, trong lúc ông đang hưởng mức tối đa của ASXH vì vậy không xin thêm được quyền lợi bệnh của chương trình này.
Hiện nay bà có thể xin ngay quyền lợi của người phối ngẫu trên hồ sơ làm việc của ông.
Khi nào ông không còn đi làm, lúc bấy giờ cả hai ông bà có thể xin thêm SSI (tài sản cho một đôi vợ chồng không quá $3,000).
Bà thử liên lạc với cơ quan Housing ở thành phố ông bà đang cư ngụ để tìm biết về thời hạn ghi danh vào chương trình trợ cấp gia cư .
Nếu e ngại rằng thu nhập dựa trên SSA và SSI của hai ông bà không đủ để thoả mãn yêu cầu của sở di trú, theo chỗ tôi được biết, người đứng bảo lãnh sẽ cần thân nhân có lợi tức cao ký tên đồng bảo lãnh.