Dallas – Trường đại học SMU tại thành phố Dallas, Texas đang tổ chức triển lãm hình ảnh về hoạt động của bà Helen Suzman, người đấu tranh trường kỳ chống chủ nghĩa Apartheid và nhân quyền cho Nam Phi.
Cuộc triển lãm kéo dài một tháng từ ngày 21/01/2015 đến ngày 20/02/2015 tại Bop Hope Lobby, Owen Arts Center, Meadow School of Arts trưng bày 29 bức graphic panel trong đó có hàng trăm hình ảnh, bài viết, bút ký về suốt 36 năm hoạt động của bà, từ một ứng cử viên Đảng Thống Nhất (United Party) năm 1952. Bà đắc cử năm 1953 và bước chân vào Nghị viện Nam Phi (Parliament) đến năm 1959. Rồi năm 1961 đến năm 1974 bà là đại diện duy nhất của Đảng Tiến Bộ (Progressive Party). Mặc dù phải đơn độc đấu tranh, nhưng bà đã can đảm dùng chính trường để tranh đấu cho nhân quyền của người dân Nam Phi, nhất là dân da đen đang bị chủ nghĩa Apartheid của chính quyền… đàn áp dữ dội vào thập niên 1960. Chủ nghĩa Apartheid tiếng Việt được hiểu là “phân biệt chủng tộc” tức là dân da trắng và những quyền lợi dân sinh khác biệt và được ưu đãi hơn dân da đen, mặc dù đất nước Nam Phi hầu hết là dân da mầu nhưng bị cai trị bởi một thiểu số da trắng.

Phòng triển lãm tại Owen Arts Center, Meadow School of Arts
Hàng chục dự luật hay đạo luật mơ hồ, bất bình đẳng, sự bắt bớ tùy tiện bị bà lên tiếng chống đối mãnh liệt trong quốc hội chẳng hạn như đạo luật chống khủng bố 1967 ( The Terrorism Act 1967) rất giống như điều luật hình sự số 88 của Việt Nam hiện nay ghép tội mơ hồ người bất đồng ý kiến chống đối ôn hòa. Bà đã tích cực tranh đấu hoặc tham dự các cuộc biểu tình, hoặc chia buồn thăm viếng các nhà hoạt động nhân quyền khác bị sát hại. Bà không hề lùi bước trước một áp lực nào của chế độ đàn áp nhân quyền của Tổng Thống Botha thời bấy giờ.
Bà đoạt được Giải Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc năm 1978, đã hai lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình, được trao 27 bằng Tiến Sĩ Danh dự tại các đại học ngoại quốc, và là một trong Top 100 Great South Africans. Sự kiên trì của bà khiến chế độ của Tổng Thống Botha phải điều đình với Bác sĩ Nelson Mandela trước sự đấu tranh lên cao kể cả đấu tranh bằng bạo lực của đảng ANC, để rồi sau này Nam Phi có một vị Tổng Thống da màu nổi tiếng thế giới là Nelson Mandela, từ ngục tù lâu năm trong chế độ phân biệt chủng tộc, bước ra làm Tổng Thống trong một cuộc bầu cử dân chủ.

Bà Helen Suzman
Trong thời gian triển lãm, đã có hằng ngàn sinh viên học sinh hay cư dân DFW đến xem cuộc triển lãm này, và tỏ lòng khâm phục trước tinh thần anh dũng của Bà Helen Suzman, một phụ nữ da trắng, dòng tộc tại Latva, nhưng định cư tại Nam Phi, và suốt đời hoạt động cho nhân quyền tại đây. Bà mất năm 2009 ở tuổi 91 và được an táng tại nghĩa trang Westpark Jewish Cemetery. Đức Giám Mục Archbishop Emeritus Desmond Tutu, Khôi Nguyên Nobel Peace Prize 1984 đã chia buồn với những dòng chữ mang ý nghĩa: Chúng ta nợ bà một món nợ to lớn. Nam Phi ít nhất phải ca tụng về những gì bà đã nỗ lực làm cho đất nước này, và an táng bà một cách trọng thể. Người dân nghèo và tội nghiệp của đất nước Nam Phi không thể không có bà. (We owe her an immense debt. The least a nation should to do show its appriciation for her contribution is to afford her an official funeral. South Africa is a poorer nation place without her’.

Những hình ảnh triển lãm của bà Helen Suzman
Bà Helen Suzman bận rộn trong phòng làm việc chất đầy hồ sơ phân biệt chủng tộc
Tổng Thống Nelson Mandela và bà Helen Suzman
Cuộc triển lãm còn đang tiếp tục, mời quý độc giả Trẻ đến xem tại:
Owen Arts Center
6101 Bishop Blvd, University Park. TX
điện thoại 972-769-2713
hoặc vào trang nhà:
http://www.smu.edu/Meadows/About/Facilities/OwenArtsCenter.aspx
để biết thêm chi tiết
Giờ mở cửa:
Mon, Tue, Wed, Thu, Fri 7:00AM
Saturdays 8:00AM
Sundays 9:00AM