Ngày nào bạn cũng thấy bàn tay của mình, nhưng có lúc nào nhìn chăm chú thật kỹ hay không? Mọi trạng huống, từ những móng tay nứt nẻ đến những ngón tay run rẩy… đều có thể là dấu hiệu liên quan đến sức khỏe:
1. Run rẩy
Nếu đôi tay bạn run rẩy mà tự mình không kiểm soát được, thì trước hết, đừng hoảng sợ. Tay run có thể được giải thích đơn giản là do dùng quá nhiều chất caffeine. Một số thuốc điều trị, như thuốc trị bệnh suyễn, thuốc chống suy nhược, cũng có thể làm run tay. Tuy nhiên, nếu không phải vì những lý do đó, hoặc tình trạng run tay xảy ra thường xuyên mà không lý giải được thì nên đến gặp bác sĩ. Trường hợp hiếm xảy ra là do bệnh Parkinson: hệ thống thần kinh bị rối loạn, ảnh hưởng đến sự chuyển động của bàn tay.

2. Móng tay rạn nứt hoặc yếu
Nếu móng tay bạn quá mỏng manh yếu ớt thì có thể vì thiếu chất kẽm trong người . Chất kẽm (zinc) có công dụng giúp các tế bào da lớn lên và thay đổi. Nên ăn thực phẩm giàu chất thiếc (như mầm lúa mì, oats, nuts và thịt) xem tình trạng có cải tiến hay không.

3. Tróc da
Nếu da đầu ngón tay bỗng dưng dễ bong ra từng mảng, có thể là bạn thiếu vitamin B. Niacin (B3) hoặc biotin (B7) là những vitamin rất mực quan trọng cho da được khỏe mạnh.
Dùng biotin để giúp da và móng tay tăng trưởng lành mạnh, niacin giúp bảo vệ và chữa da bằng cách ngăn ngừa melanin thành hình, thúc đẩy cho collagen tăng trưởng và cải tiến cho da tiếp nhận dễ dàng chất ẩm tự nhiên. Thực phẩm nên dùng là cá, đậu phọng, nấm (giàu niacin) và avocado, cá tuna (giàu biotin).

4. Khô, ngứa và nổi mụn
Nếu bạn cảm thấy không có thứ lotion nào có thể phù hợp với làn da khô nhám của bàn tay, thì có thể bạn bị eczema, một tình trạng gây cho da bị ngứa, khô hoặc nổi mụn. Đến gặp bác sĩ xem bạn có cần được cho toa mua kem xức (ointment hoặc cream) giúp hồi phục làn da. Nếu bác sĩ xác nhận bạn không bị eczema mà chỉ vì da bị khô, thì hãy dùng loại kem làm ẩm (moisturizer) có chứa vitamin A.
Rửa tay nhiều lần liên tiếp có thể làm da bị khô, và tiếp xúc với giấy cũng như các vật liệu thô ráp cả ngày càng làm khô thêm. Có thể thoa kem có vitamin E vào lớp biểu bì (cuticles) ban đêm để có thời giờ thâm nhập vào da.

5. Lớp da bên dưới móng tay xanh xao hoặc trắng
Sự đổi màu này có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu máu, không có đủ tế bào máu đỏ để đem oxygen đầy đủ đến các mô.
Thử máu theo định kỳ có thể cho biết bạn có bị thiếu máu hay không. Cách điều trị thường là dùng thêm thuốc phụ trợ có chất sắt, nhưng cần được xác định bệnh trạng trước.

6. Đầu ngón tay xanh xao
Đầu ngón tay đổi màu từ trắng sang xanh sang đỏ là dấu hiệu của hội chứng Raynaud.
Tình trạng đó làm cho các ngón tay, ngón chân bị lạnh, kèm theo đau nhức, tê cứng và ngứa ran. Hội chứng Raynaud xảy ra là vì sự co thắt của các mạch máu, huyết luân lưu kém, nhưng nguyên nhân chính vẫn chưa được biết rõ.
Cách điều trị tốt nhất là đeo bao tay, uống thuốc theo toa, tránh stress, ngưng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với không khí lạnh.

7. Móng tay mềm dẻo
Móng tay mềm và bẻ cong được có thể là dấu chỉ cho biết bạn thiếu calcium (hypocalcemia) hoặc protein. Một trong những dấu hiệu của bệnh hypocalmena (calcium thấp) là móng tay dễ bể hoặc da khô xếp như vảy cá và lông tay thô không mịn. Còn thiếu protein thì móng tay cũng gợn, nhấp nhô không phẳng phiu.
Nên ăn uống các sản phẩm từ sữa, cũng như cá sardine và spinach. Nếu triệu chứng không hết phải đến gặp bác sĩ.

8. Sọc màu sậm
Nếu nail bed có vết sọc màu sậm, nên đến để bác sĩ khám ngay. Đó có thể là dấu hiệu mới phát của khối u độc (melanoma). Tuy nhiên bệnh ung thư nail bed thì hiếm xảy ra, chỉ từ 1%-3% các trường hợp có khối u độc nói trên.
Trước khi đến phòng mạch nên rửa sạch màu tô trên móng tay để bác sĩ thấy rõ tình trạng hơn.

9. Đốm
Có những vết đốm do tuổi tác, hoặc do ánh nắng mặt trời. Bàn tay dễ bị ánh nắng mặt trời gây hại, vì nó hút thêm các tia cực tím do vị trí đặt tay trên tay lái khi lái xe. Vì thế nếu biết là tay sẽ phơi nắng trong một thời gian dài thì nên thoa kem chống nắng có độ bảo vệ cao trên tay trước.
