Menu Close

10 Lỗi thông thường trong nhiếp ảnh (kỳ 134)

(tiếp theo)

6. Hậu cảnh bừa bộn

Đây có thể là lỗi thông thường nhất trong tất cả lỗi. Tại sao? Là vì, rất thường xuyên, người chụp có xu hướng bấm nút chụp ảnh ngay khi họ thấy những gì đẹp mắt hoặc thú vị. Có lẽ, bạn bị “áp đảo” bởi chủ thể chính, và không hề để ý đến những gì xung quanh nó, nhất là sự chú ý về hậu cảnh. Một hậu cảnh bừa bộn hoặc hậu cảnh “rối” đóng vai trò chính trong việc làm hỏng ảnh.

Cách giải quyết: Quá trình chụp ảnh thật sự bắt đầu sau khi bạn chọn chủ thể. Hãy để ý tới những phần còn lại trong khung cảnh; chỉ lấy những gì bổ sung chủ thể của bạn và loại ra mọi thứ khác. Hậu cảnh làm nên tấm hình. Một hậu cảnh sạch sẽ làm chủ thể của bạn nổi bật lên, biến nó thành điểm chủ yếu đối với người xem. (h1)

alt

Tấm ảnh được chụp với hậu cảnh “sạch tối đa”, làm nổi bật tất cả màu sắc sặc sỡ của chủ thể. Photo: Andy Nguyễn

7. Đường chân trời xéo

Thêm một lỗi mà thường trực xảy ra là đường chân trời không được ngang thẳng. Đây là một điều quá đơn giản để chú ý nhưng vẫn còn có cả một đống hình bị chân trời xéo!

Người xem có cảm giác “khó chịu” khi tấm ảnh mà đường chân trời bị xéo. Chứng tỏ rằng những chủ thể đứng theo chiều dọc nên đứng thẳng góc so với mặt đất. Người, tòa building, con chim, hoặc thân cây nghiêng về một bên sẽ làm vật đó có nguy cơ bị ngã xuống (trừ khi vật đó bị nghiêng trong thực tế như tòa tháp nghiêng nghiêng!)  

Cách giải quyết: Dùng đường kẻ ô khi bạn đặt bố cục lúc đi chụp, hoặc sửa đường chân trời sau khi chụp (trong máy vi tính) . Tìm một vật gì có đường ngay hoặc dọc trong thực tế, và dùng vật đó để làm điểm mốc khi bạn muốn sửa thẳng tấm ảnh. Một tấm ảnh đẹp bị hỏng vì đường chân trời xéo, làm người xem bị khó chịu. (h2)

alt

Đường chân trời “lên dốc” (nhất là những tấm ảnh có đường chân trời trên mặt nước) là một trong những điều tối kỵ trong nhiếp ảnh

8. Thiếu chiều sâu

Nên nhớ, nhiếp ảnh là một môi giới 2-chiều nhưng người chụp chỉ nhìn thấy sự vật theo 3-chiều. Những người chụp ảnh thường thiếu sót chiều sâu vốn có trong nhiếp ảnh. Bạn thấy một cảnh tuyệt đẹp trong không gian 3-chiều và bạn chụp cảnh đó, nhưng bạn lại gãi đầu thắc mắc không hiểu nó bị gì khi bạn xem lại hình trên màn ảnh monitor. Có một cái gì đó bị thiếu sót. Đây không phải là khung cảnh bạn đã thấy. Tại sao? Bạn đã không suy nghĩ rằng bạn đang chụp một cảnh 3-chiều với một tấm ảnh 2-chiều.

Cách giải quyết: Có nhiều cách để tạo chiều sâu trong ảnh – bao gồm một vật ở tiền cảnh (gần hơn chủ thể), dùng đường dẫn mắt, thay đổi khía cạnh, vân vân… Nhưng điều quan trọng nhất là nhớ rằng khi bạn đi ra ngoài chụp, tấm ảnh chỉ là một môi giới 2-chiều. (Thường bạn sẽ nghe câu hỏi: “Tại sao tui nhìn thấy mập hơn trong hình? Đây là chính xác lý do tại sao! )

9. Quá nhiều thứ trong tấm ảnh

Quá nhiều bất cứ điều gì thì không tốt. Khi bạn thấy một khung cảnh, bạn nhìn thấy nó như một cảnh tổng quát, điều này cũng tự nhiên thôi. Nhưng nếu bạn cố gắng lấy vào ảnh mọi thứ bạn thấy trong cảnh, rốt cuộc bạn sẽ có một tấm ảnh với quá nhiều  chi tiết làm chi phối.

Cách giải quyết: Thử với những bố cục đơn giản. Thay vì chụp một ảnh của toàn cảnh đó, tự hỏi mình vật gì làm bạn thú vị nhất và chụp tấm ảnh để nhấn mạnh chỉ chủ thể đó thôi. Một khi bạn đã thông thạo với những bố cục đơn giản này, bạn sẽ có thể chụp những phong cảnh lớn bằng một phương pháp đơn giản hơn nhiều, nhưng lại thú vị hơn.

10. Ánh sáng xấu

Nhiếp ảnh là nói về ánh sáng. Không có ánh sáng có nghĩa không có nhiếp ảnh. Nhưng ánh sáng có phẩm chất và chiều hướng. Những tấm ảnh tốt nhất thường được chụp trong những “giờ vàng” và một thời gian ngắn trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn khi có ánh sáng tốt nhất. Nhiều tay ảnh có vẻ không màng đến hướng ánh sáng và phẩm chất ánh sáng chút nào. Một là ánh sáng bị quá chói đến nỗi có nhiều đốm sáng và tối trong khung cảnh, hoặc cặp mắt của người mẫu bị nằm trong bóng tối, hoặc ánh sáng quá “flat”, mỏng như tờ giấy, và những trường hợp khác.

Cách giải quyết: Bạn nên nhớ nhiếp ảnh liên quan tất cả đến ánh sáng. Nếu bạn càng học cách xác nhận ánh sáng, bạn sẽ càng trở thành một tay chụp ảnh giỏi hơn bạn nghĩ!

AN