Menu Close

Cầu vồng

Mắt thường chúng ta nhìn thấy ánh sáng mặt trời là màu trắng, nhưng thực ra đó là một pha trộn của nhiều màu sắc. Nhà bác học Isaac Newton (1643-1727) đã phát hiện rằng có thể dùng một khối kính hình lăng trụ (prism) để phân tách ánh sáng thành nhiều màu; đó là quang phổ ánh sáng (light spectrum), với các màu theo thứ tự: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm tím. Cầu vồng cũng hình thành theo nguyên tắc này: khi ánh nắng mặt trời chiếu qua nước mưa, mỗi giọt nước có thể được coi như một khối kính lăng trụ nhỏ li ti.

Ngày 21 tháng 4 vừa qua, tấm hình chụp tại Long Island Rail Road station với 4 cầu vồng cùng xuất hiện một lúc trên bầu trời, được đưa lên mạng Twitter và được nhiều người tán thưởng.

alt

Theo Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khí quyển (National Center for Atmospheric Research – NCAR) thì trong khi cầu vồng chính được tạo thành do ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu qua các giọt nước mưa ở một góc độ thích hợp, thì ba cầu vồng kia có được là do các phản xạ của mặt trời, thường lúc mưa tạnh.

alt

Những cầu vồng này được gọi là cầu vồng phản xạ

Cầu vồng phản xạ có thể được coi như là kết hợp của hai cầu vồng tạo thành do ánh sáng mặt trời chiếu từ hai hướng khác nhau – một trực tiếp từ mặt trời, một từ hình ảnh do mặt trời bị phản xạ. Các góc độ đều khác nhau và do đó độ cao của cung cầu vồng cũng vì đó mà khác nhau.

 

alt

PN