Menu Close

Phân loại máu – Kỳ 2

Tế bào hồng cầu là thành phần quyết định các nhóm máu, dựa vào các chất nổi trên bề mặt gọi là kháng nguyên (antigens). Còn các kháng thể (antibodies) trong huyết tương là hệ thống phòng vệ chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người.

phanloai mau 01

Tùy theo cách phân loại, có nhiều nhóm máu khác nhau nhưng phổ biến nhất là hệ thống ABO và Rh (yếu tố Rhesus). Theo hệ thống này thì các nhóm máu được quyết định do sự có mặt hoặc không có mặt của các kháng nguyên A và kháng nguyên B. Còn hệ thống phân loại theo yếu tố Rh thì căn cứ trên sự có mặt hoặc không có mặt của kháng nguyên Rhesus. Sơ đồ trên đây cho thấy sự kết hợp của hệ thống ABO và yếu tố Rh tạo thành các nhóm máu như sau:

– Nhóm A: Tế bào hồng cầu có kháng nguyên A trên mặt, có kháng thể B trong huyết tương

– Nhóm B: Tế bào hồng cầu có kháng nguyên B trên mặt, có kháng thể A trong huyết tương

– Nhóm AB: Tế bào hồng cầu có cả hai kháng nguyên A và B trên mặt, nhưng không có kháng thể nào trong huyết tương

– Nhóm O: Tế bào hồng cầu không có kháng nguyên A hoặc B, nhưng có kháng thể A và B trong huyết tương.

– Yếu tố Rh

Còn một kháng nguyên quan trọng hơn trên mặt tế bào hồng cầu cần lưu ý tới, đó là kháng nguyên Rhesus-D, di truyền từ cha mẹ. Yếu tố này kết hợp với hệ thống ABO nói trên. Một cá nhân thuộc một trong 4 nhóm máu nói trên có thể có yếu tố Rhesus dương (Rh+) hoặc Rhesus âm (Rh-), để thành 8 nhóm máu: (A Rh+, A Rh-, B Rh+, B Rh-, AB Rh+, AB Rh-, O Rh+, O Rh-).

Xin nhắc lại về các thành phần của máu: Huyết tương (plasma), tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, và tiểu cầu.

phanloaimau2 01

Tương thích giữa các nhóm máu

Sơ đồ bên đây cho biết sự tương hợp khi truyền máu, loại máu nào có thể truyền an toàn từ người cho sang người nhận. Có ba hình thức truyền máu, tùy theo thành phần của máu được cho: tế bào hồng cầu, huyết tương, hoặc toàn bộ. Ngoài ra còn phải chú ý tới yếu tố Rh.

 phanloaimau2 01

 

phanloaimau2 01

 

TM