Menu Close

Superbug

Chúng ta ai cũng có vi khuẩn sống trong hoặc trên cơ thể. Khi dùng thuốc trụ sinh, một số vi khuẩn không bị diệt mà vẫn tiến triển, để sau này khi chúng gặp thuốc đó thì sẽ không còn hiệu nghiệm.

Mỗi khi khoa học phát minh một thuốc kháng sinh mới, các vi khuẩn cố phát triển để đối ứng lại, gần như với tất cả các thuốc kháng sinh mà con người chế ra.

superbugg 04

“Superbug” Vi khuẩn MRSA lây lan tại nhà – NGUỒN NEWSROOM.CUMC.COLUMBIA.EDU

Vi khuẩn đã lờn thuốc không làm chúng ta đau bệnh ngay nhưng có thể đưa đến tình trạng nhiễm trùng khó trị hơn sau này. Khi tiếp xúc với người khác ta truyền loại vi khuẩn đó vào cộng đồng. Chúng luân lưu và có thể kháng lại nhiều thứ thuốc trụ sinh khác nữa, trở thành những superbug, tạm gọi là “siêu khuẩn”, như những trường hợp:

 superbugg 01

 Bệnh nhân nhập viện, bị nhiễm loại vi khuẩn kháng thuốc trụ sinh, khi xuất viện có thể mang theo vi khuẩn về nhà

superbugg 01

Một người đến để được bác sĩ hoặc nha sĩ khám và cho toa mua thuốc trụ sinh. Vi khuẩn có thể lờn thuốc, sau này khi cần điều trị thì không còn hiệu nghiệm.

superbugg 01

Thú vật được nuôi bằng thuốc trụ sinh, thường để mau lớn, có thể phát sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc, truyền đến con người qua thực phẩm, qua nước, hoặc môi trường

Các “huyền thoại” về thuốc trụ sinh

1. Có thể trị được cảm, cúm.

Trụ sinh chỉ trị các bệnh nhiễm trùng, không phải những bệnh như cảm lạnh, cúm, sưng cổ họng, viêm xoang mũi hoặc tai.

2. Ít có phản ứng phụ.

Mỗi 5 ca tới emergency room thì có 1 do phản ứng phụ từ nguyên nhân là trụ sinh, như tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở… Trụ sinh còn diệt vi khuẩn tốt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

3. Một toa thuốc ít nhất cũng uống cả tuần.

Không phải lúc nào cũng thế mà có toa trị ngắn ngày như khi nhiễm trùng tai, đường tiểu.

4. Thuốc dư lại vẫn để dành xài được.

Không phải thế. Trước hết, bạn có thể không cần đến thuốc trụ sinh, mà nếu cần, thuốc dư lại chưa chắc trị được đúng bệnh hoặc theo đúng liều lượng cần thiết.

5. Mọi bệnh nhiễm trùng đều cần trụ sinh.

Ðôi khi bệnh nhẹ tự lành được, nên có thể yêu cầu bác sĩ đừng vội cho toa.

6. Thuốc nào trị được càng nhiều vi khuẩn càng tốt.

Không đúng vậy. Thuốc trị nhiều bệnh như ceftriaxone, ciprofloxacin và levofloxacin chỉ nên dành để trị những bệnh nhiễm trùng khó trị.

TM