Ngộ độc thực phẩm xảy ra được ước tính khoảng 48 triệu người ở Mỹ mỗi năm. Thịt bò là một trong những nguyên nhân hàng đầu ngộ độc bùng phát khiến nhiều người bị ngộ độc hơn là ăn thịt gà hoặc thịt heo. Theo khảo cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Center for Disease Control and Prevention – CDC).
Sau đây là tỷ lệ xác suất các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc:
1. Cá: 17%
2. Sữa: 11%
3. Thực phẩm khác: 11%
4. Thịt bò: 9%
5. Hải sản: 16%
6. Thịt gà: 8%.
7. Các loại rau: 7%
8. Thịt heo: 7%
9. Trái cây: 7%
10. Thịt gà tây: 4%
11. Các loại hạt đậu: 4%
12. Các loại rau hạt: 3%
13. Trứng: 3%
Các nhãn hiệu thường được dán trên những gói thực phẩm thịt là:
– Grass-Fed Organic
Thịt từ động vật được nuôi bằng ngũ cốc và cỏ hữu cơ. Không dùng thuốc kháng sinh, kích thích tố hay bất kỳ loại thuốc nào. Gói thực phẩm có nhãn dấu tiêu chuẩn “Animal Welfare Approval”, “Certified Humane” hay “Global Animal Partnership (GAP) 5/5+”
– American Grassfed Association
Thịt từ động vật được nuôi bằng ngũ cốc và đồng cỏ. Không dùng thuốc kháng sinh và kích thích tố. Hiệp hội chăn nuôi trực tiếp thanh tra. Đồng cỏ được phép dùng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ dại và cũng có thể trồng thêm giống cỏ linh lăng (alfalfa) cho động vật ăn.
– Organic
Thịt từ động vật được nuôi bằng thực phẩm hữu cơ (không chứa thuốc trừ sâu, phân bón nhân tạo hay chất làm hóa dạng cỏ. Không dùng kháng sinh, kích thích tố hay các loại thuốc cho động vật. Động vật thường xuyên được chăn nuôi ở đồng cỏ. Vào những tháng cuối trước khi đưa ra thị trường, chúng được cho ăn ngũ cốc.
– Grass-Fed
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA – US Department of Agriculture) ấn định thịt dán nhãn “Grass-Fed” hay “100% grass-fed” phải là thịt từ động vật chưa bao giờ ăn ngũ cốc và luôn thả chúng ăn cỏ ngoài đồng. Mặc dù các trại chăn nuôi phải có giấy tờ tường trình và cam kết theo đúng tiến trình chăn nuôi, nhưng không cần có minh chứng chăn nuôi đúng cách. Gói thịt có dấu nhãn “USDA Never Ever 3” bảo đảm rằng thịt không có chất kháng sinh cũng như không có chất kích thích tố hay chất nuôi phụ nào.
– No Antibiotics
Trại chăn nuôi động vật phải cung cấp cho Bộ Nông Nghiệp giấy chứng nhận là không dùng thuốc kháng sinh trong quá trình chăn nuôi và phải xuất trình giấy chứng thực cách chăn nuôi. Loại thịt này từ động vật được nuôi bằng ngũ cốc và không nuôi theo tiến trình chăm sóc sức khỏe như người. Với chỉ tiêu “không dùng thuốc kháng sinh và nuôi lớn không có chất kháng sinh”, nếu gói thịt có nhãn “USDA Processed Verified” tức là thịt hoàn toàn không có chứa thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu gói thịt có dán nhãn “no antibiotics used for growth promotion” thì thịt này vẫn có thuốc kháng sinh!
MH – Theo CONSUMER REPORT.ORG 2015