Menu Close

Mầm bệnh trong bếp

Trung tâm kiểm soát và Phòng bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) cho biết: hàng năm, cứ 6 người ở Hoa Kỳ thì có một người bị bệnh liên quan đến thực phẩm. Như vậy là mỗi năm có đến 48 triệu lần bệnh, 128 ngàn người phải vô nhà thương, và 3 ngàn vụ tử vong. Bạn không thấy được, ngửi được, hoặc nếm thấy tác nhân gây bệnh trong đồ ăn. Nhưng nếu bất cẩn, những tác nhân này có thể lan ra khắp cả nhà bếp, và nếu ăn uống phải, chúng ta có thể bị bệnh. Đây là những cách làm giảm nguy cơ đó:

1. Rửa sạch các bao đựng thực phẩm dùng rồi

Đôi khi chúng ta dùng lại các bao túi dùng rồi để đựng đồ ăn, vừa để tiết kiệm, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Nhưng nếu không được rửa thường xuyên bằng nước nóng, những bao túi này có thể chứa vi khuẩn độc hại và làm hư thực phẩm chứa bên trong. Ngoài ra, vi khuẩn từ đó còn có thể lây ra tay và mặt quầy bếp.

2. Làm lạnh thực phẩm tức thời

Nên bỏ vào tủ lạnh hoặc tủ đông đá những thịt, cá, trứng hoặc các thực phẩm dễ bị hư hoại ngay sau khi đem về tới nhà. Việc này giúp làm chậm lại sự tăng trưởng của các sinh vật độc hại trong thực phẩm sống, với điều kiện tủ lạnh chạy giữa 40 độ và 32 độ F, còn freezer dưới 0 độï F. Dùng nhiệt kế để đo cho biết, và sắp xếp thực phẩm trong đó sao cho hơi lạnh có thể luân lưu khắp cả tủ.

alt

3. Sát trùng mặt quầy bếp

Tránh đừng để lên đó những gì có thể truyền mầm bệnh, kể cả ví tay, hoặc túi đeo lưng. Khi làm thức ăn, cẩn thận đừng để cho chất lỏng từ thịt cá sống vung vãi ra mặt quầy. Sau khi chế biến thức ăn sống, nên lau chùi chỗ mặt quầy bằng giấy lau, rửa măït bếp bằêng xà bông pha nước nóng, rửa tay và bất cứ những đồ vật nào đã chạm tới.

4. Lau bồn rửa

Bồn rửa, vòi nước, bông bể (sponge) rửa chén bát là những nơi bị nhiễm khuẩn nặng nhất trong nhà bếp. Để tránh truyền bệnh cho đồ ăn, nên rửa bồn bằng loại sản phẩm để lau chùi mặt bếp có pha thêm thuốc tẩy, nhất là sau khi làm đồ ăn còn sống như thịt, cá. Cứ vài ngày một lần lại bỏ các miếng sponge rửa chén vào máy giặt hoặc máy rửa chén để giặt cho sạch. Khăn lau chén nên giặt bằng nước nóng, hoặc thay thế bằng loại giấy lau.

5. Dùng thớt riêng

Nên có hai thớt, một để dùng cho thịt cá sống, một cho rau quả xanh. Đừng dùng lẫn lộn, vì có thể vi khuẩn từ thịt cá sống có thể lây lan sang món salad hoặc rau, trái. Thớt sau mỗi lần dùng nên rửa kỹ bằng xà bông với nước nóng. Có thể sát trùng thớt bằng một dung dịch nước hoà với một muỗng canh thuốc tẩy trắng, sau đó xả bằng nước sạch và để khô. Thay mới các tấm thớt có những vết cắt vết trầy khó rửa sạch.

TM
(theo ConsumerReports onHealth)